Bài viết này, Taichinhz sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Upas L/C là gì? Bên cạnh đó bạn cũng nắm được những điều kiện và cách đăng ký dịch vụ này tại ngân hàng
Upas L/C là gì?
Nói chính xác Upas L/C là viết tắt của Usance Payable At Sight L/C. Nó là thư tín dụng phát hành dưới dạng L/C trả chậm. Bên người hưởng yêu cầu sẽ thanh toán sớm hơn ngày trả chậm, lão phát sinh do người yêu cầu phát hành L/C thanh toán.
Lợi ích của Upas L/C
Upas L/C mang đến rất nhiều lợi ích cho bên đăng ký phát hành như sau:
- Người mua hay bên nhập khẩu sẽ thanh toán trả chậm tiền hàng với mức chi phí hợp lý. Doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trả ngay theo Hợp đồng ngoại thương.
- Lãi suất phụ thuộc vào ngân hàng bạn chọn. Thông thường mức phí này thấp hơn phí tín dụng thương mại hoặc lãi suất vay thông thường.
- Bên bán sẽ nhận khoản tiền thanh toán ngay mà không phải trả phí
- Hình thức này giúp giảm chi phí tài chính, chỉ tương đương với vay ngoại tệ
- Giúp bên mua tăng cao tỷ lệ chốt đơn và có lợi thế đàm phán. Bởi lẽ L/C do ngân hàng đảm bảo nên bên bán chắc chắn sẽ nhận khoản thanh toán. Nhờ vậy doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường.
- Upas L/C cân bằng lợi ích giữa cả 1 bên xuất nhập khẩu trên khía cạnh thời hạn thanh toán. Nó giúp mở ra cho bên mua nhiều cơ hội tìm thấy nhà cung cấp uy tín với mức giá ưu đãi.
- Nếu trong hợp đồng, bên bán đồng ý cho thời gian trả chậm, bạn có thể thanh toán trước hạn với mức phí hợp lý. Khi hết thời gian tài trợ theo Upas L/C, bạn hoàn toàn có thể vay theo tín dụng thông thường.
Đặc điểm chính của Upas L/C
Upas L/C có một số đặc điểm chính sau đây bạn cần nắm rõ:
- Loại tiền L/C: tất cả các loại tiền ngân hàng đã thỏa thuận với ngân hàng đại lý.
- Ngôn ngữ L/C: tiếng Việt, tiếng Anh.
- Số tiền ký quỹ: theo quy định của ngân hàng bạn chọn đăng ký dịch vụ theo từng thời kỳ.
- Phí giao dịch: theo đúng như hợp đồng đã ký tại ngân hàng tại thời điểm phát hành Upas L/C.
Các ngân hàng phát hành Upas L/C
Mời bạn đọc tham khảo danh sách một số ngân hàng phát hành Upas L/C bao gồm:
- Ngân hàng VP Bank.
- Ngân hàng Vietinbank.
- Ngân hàng MB Bank.
- Ngân hàng Nam Á Bank.
- Ngân hàng Sacombank.
- Ngân hàng Bảo Việt.
- Ngân hàng Liên Việt Post Bank.
- Ngân hàng AB Bank.
- Ngân hàng TP Bank.
Điều kiện để sử dụng Upas L/C
Để sử dụng phương thức thanh toán Upas L/C, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Doanh nghiệp muốn thanh toán tiền hàng nhập khẩu các sản phẩm/dịch vụ với phương thức trả chậm
- Doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ theo quy định quản lý ngoại hối của Nhà nước Việt Nam
- Doanh nghiệp có đầy đủ giấy tờ theo như bên ngân hàng phát hành đưa ra
Cách đăng ký dịch vụ Upas L/C tại ngân hàng
Để đăng ký dịch vụ Upas L/C tại ngân hàng bạn có 2 cách như sau:
Cách 1: Đăng ký trực tuyến
Nếu không muốn đến các chi nhánh/văn phòng/PGD của ngân hàng giao dịch, bạn có thể đăng ký trực tuyến. Cụ thể như sau:
- Bạn chọn ngân hàng phát hành dịch vụ Upas L/C.
- Đăng nhập vào website chính thức của ngân hàng đó.
- Tiếp theo bạn điền đầy đủ thông tin như yêu cầu, nó chỉ mất vài phút.
- Hệ thống sẽ ghi nhận và tự động liên hệ với bạn tư vấn và xử lý yêu cầu phát hành phương thức thanh toán trả chậm.
Cách 2: Đăng ký tại quầy
Bởi lẽ hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên giao dịch tại ngân hàng. Do đó sẽ tiện lợi hơn khi bạn đăng ký trực tiếp tại quầy. Hướng dẫn các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký dịch vụ Upas L/C
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký dịch vụ Upas L/C bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu mở Upas L/C theo mẫu có sẵn của ngân hàng.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Bản sao hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
- Giấy phép của Bộ, Ngành liên quan theo quy định quản lý xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ của Nhà nước. Đây là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nhập khẩu có điều kiện.
- Hợp đồng bảo hiểm hoặc chứng nhận bảo hiểm. Một số ngân hàng yêu cầu, một số khác không cần.
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ: 02 bản chính
- Các giấy tờ chứng minh đảm bảo nguồn vốn thanh toán.
Bước 2: Đến quầy giao dịch tại ngân hàng yêu cầu đăng ký
Sau đó bạn đến quầy giao dịch tại ngân hàng đã chọn để đăng ký phát hành dịch vụ Upas L/C. Đây là thủ tục đơn giản nên sẽ không mất quá nhiều thời gian. Chỉ trong ít phút hệ thống đã ghi nhận và xử lý yêu cầu nếu bạn đã cung cấp đầy đủ giấy tờ.
Bước 3: Hoàn tất đăng ký dịch vụ Upas L/C
Như vậy bạn vừa hoàn tất thủ tục đăng ký dịch vụ Upas L/C tại ngân hàng. Doanh nghiệp của bạn đã có lợi thế khi đi đàm phán với các đối tác nhà cung cấp. Thời hạn thanh toán cho bên bán cũng dài hạn hơn và được đảm bảo.
Lưu ý cần nắm khi sử dụng thư tín dụng trả chậm- Upas L/C
Tuy nhiên bạn cũng cần nắm một số lưu ý dưới đây khi sử dụng thư tín dụng trả chậm- Upas L/C. Tin rằng những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn và tránh rủi ro. Cụ thể như sau:
Phân biệt Upas L/C và Deferred L/C
Upas L/C và Deferred L/C là 2 hình thức tương đối giống nhau. Nó chỉ khác ở những điểm:
Upas L/C: Ngân hàng thanh toán NGAY cho bên bán khi đã nhận đầy đủ chứng từ xuất trình hợp lệ. Trong vòng 365 ngày, bên nhập khẩu sẽ tiến hành trả lại tiền cho ngân hàng mở đúng như thỏa thuận bên đầu.
Deferred L/C: Ngân hàng sẽ trả tiền cho ngân hàng thông báo trong 365 ngày sau kể từ khi nhận đầy đủ chứng từ xuất trình hợp lệ.
Các khoản phí dịch vụ
Phí dịch vụ khi sử dụng Upas L/C bao gồm 2 loại chính là:
- Phí chấp nhận thanh toán trả chậm = phí tài trợ trả chậm của ngân hàng đối tác thông báo cho ngân hàng mở + biên độ.
- Phí thanh toán Quốc tế khác theo biểu phí tại thời điểm sử dụng phương thức thanh toán trả chậm.
- Đặc biệt lưu ý các loại phí tính bằng tiền đô la Mỹ.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Upas L/C là gì? Nó mang đến lợi ích cho cả bên bán và bên mua, nâng cao vị thế khi đàm phán với nhà cung cấp. Taichinhz tin rằng bạn dễ dàng đăng ký phương thức này thành công!
Bình luận