Thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ có những ưu điểm gì? Khi làm thẻ ghi nợ sẽ phải đáp ứng điều kiện gì và thủ tục như thế nào? Là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có những thông tin bổ ích nhé!
Thẻ ghi nợ?
Thẻ ghi nợ (Debit Card) là một sản phẩm thẻ của ngân hàng dùng để thanh toán thay cho tiền mặt. Khi sử dụng thẻ ghi nợ bạn có thể thanh toán theo hình thức online, quẹt thẻ, chuyển khoản, rút tiền mặt, thanh toán các loại hoá đơn.
Tuy nhiên, khác với thẻ tín dụng khi sử dụng thẻ ghi nợ bạn chỉ có thể chi tiêu số tiền trong phạm vi có trong tài khoản. Đồng thời bạn phải nạp tiền vào tài khoản thẻ đi kèm mới có thể chi tiêu.
Các loại thẻ ghi nợ hiện nay?
Hiện nay trên thị trường có 2 loại thẻ ghi nợ là: Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.
- Thẻ ghi nợ nội địa: Đây là loại thẻ có quy mô sử dụng trong nước, thường là miễn phí.
- Thẻ ghi nợ quốc tế: Đây là loại thẻ có phạm vi sử dụng và chức năng của thẻ có thể sử dụng được trong nước và quốc tế, thường thẻ ghi nợ quốc tế sẽ có tính phí.
Lợi ích khi sử dụng thẻ ghi nợ?
Thẻ gi ghi nợ có chức năng như một chiếc thẻ thanh toán, nên khi sử dụng bạn bạn sẽ có một số lợi ích sau:
- Thanh toán online: Khi sử dụng thẻ ghi nợ bạn có thể thanh toán online hoặc quẹt thẻ là bạn có thể thanh toán cho hoá đơn của mình. Bên cạnh đó với thẻ ghi nợ quốc tế còn được trang bị chip bảo mật EMV với công nghệ này thì các giao dịch của bạn luôn được bảo mật.
- Nạp tiền, chuyển tiền và rút tiền tại cây ATM: Tính năng này thì có hầu hết ở các thẻ do ngân hàng phát hành cho nên khi sử dụng thẻ ghi nợ bạn hoàn toàn có thể nạp/ chuyển/ rút tiền tại hệ thống cây ATM một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Truy vấn số dư: Khi sử dụng thẻ ghi nợ bạn có thể theo dõi số dư tài khoản qua ATM và e-Banking nhanh chóng và tiện lợi.
- In sao kê: Các giao dịch của bạn khi thanh toán qua thẻ ghi nợ điều được ngân hàng lưu lại nên bạn có thể in sao kê và kiểm tra lại bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra khi sử dụng thẻ ghi nợ bạn có thể hưởng lãi suất từ tiền trong tài khoản thẻ: Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng lãi suất không kỳ hạn cho tiền gửi trong thẻ ghi nợ.
Hướng dẫn làm thẻ ghi nợ
Để mở thành công thẻ ghi nợ bạn cần đáp ứng được điều kiện làm thẻ và các giấy tờ thủ tục để mở thẻ. Dưới đây là điều kiện, thủ tục mở thẻ và những hướng dẫn khi mở thẻ tại ngân hàng:
Điều kiện làm thẻ ghi nợ
Để làm thẻ ghi nợ bạn cần phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên, hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
- Có CMND/ CCCD/ Hộ chiếu/ Sổ hộ khẩu.
- Đối với người nước ngoài thì cần có hộ chiếu còn thời hạn và giấy giới thiệu từ cơ quan đang công tác.
- Có tài khoản tại ngân hàng làm thẻ.
- Đối với từng hạng bậc của thẻ mà có ngân hàng sẽ yêu cầu có số tiền gửi tối thiểu tại ngân hàng đó.
Thủ tục để làm thẻ ghi nợ
Khi đã đáp ứng các điều kiện trên bạn cần phải hoàn thành các thủ tục để ngân hàng cấp cho bạn thẻ ghi nợ:
- Giấy yêu cầu phát hành và hợp đồng sử dụng thẻ ghi nợ (giấy này bạn hãy đến phòng giao dịch của ngân hàng để hỏi).
- Bản sao hộ khẩu thường trú (trong trường hợp mở thẻ ghi nợ quốc tế).
- Một số giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng cần mở thẻ.
Cách làm thẻ ghi nợ tại ngân hàng
Để mở thẻ ghi nợ, bạn có thể đến ngay phòng giao dịch ngân hàng mà mình muốn mở thẻ hoặc bạn có thể mở thẻ online thông qua website của ngân hàng đó. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 5 bước mở thẻ tại các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng thông dụng nhất dành cho mọi người.
- Bước 1: Đến ngân hàng và vào quầy giao dịch, xuất trình CMND và yêu cầu giao dịch viên mở thẻ ghi nợ cho mình.
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký yêu cầu mở thẻ ghi nợ và nộp lại cho nhân viên ngân hàng.
- Bước 3: Đợi nhân viên xác nhận thông tin, báo cáo lên hệ thống và thông báo quyết định mở thẻ từ ngân hàng.
- Bước 4: Nộp phí mở thẻ và duy trì tài khoản (nếu có). Thường thẻ ghi nợ nội địa sẽ được phát hành miễn phí và thẻ ghi nợ quốc tế sẽ có phí dao động từ 50.000 đến 200.000 nghìn đồng. Nhân viên nhận tiền, in biên lai và thông báo ngày nhận thẻ cho bạn.
- Bước 5: Bạn nhận biên lai, rời quầy và đến lấy thẻ theo đúng lịch hẹn.
Lưu ý thông thường sau từ 3 – 7 ngày kể từ ngày mở thẻ, ngân hàng sẽ phát thẻ cho người mở thẻ.
Câu hỏi thường gặp
Phí rút tiền được quy định theo hình thức bạn rút tiền trong hệ thống hay ngoài hệ thống và tuỳ vào từng ngân hàng sẽ có mức khác nhau khác nhau.
Thông thường thẻ ghi nợ nội địa:
- Khi rút tiền tại hệ thống ATM của ngân hàng sẽ được miễn phí hoặc dao động từ 1.000-1.6500 đồng/ giao dịch
- Khi rút tiền ngoài hệ thống sẽ có mức phí dao động: 3.000-3.300 nghìn/ giao dịch.
Thẻ ghi nợ quốc tế:
- Phí rút tiền tại ngân hàng trong nước: 9.000-11.000 nghìn đồng
- Phí rút tại ngân hàng ngoài nước: 3.64-4%/giao dịch
Xét về mặt lý thuyết thì khách hàng không thể mở 2 tài khoản trong cùng 1 ngân hàng được, nghĩa là mỗi người chỉ được mở 1 tài khoản tại 1 ngân hàng.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sở hữu 2 tài khoản tại 1 ngân hàng nếu trong điều kiện bạn mở 1 tài khoản cá nhân và tài khoản còn lại là tài khoản doanh nghiệp đứng tên bạn.
Khi làm thẻ bạn cần để ý đến các tiêu chí như: Phí sử dụng thẻ, mật độ cây ATM, hạn mức rút tiền trong ngày, độ an toàn của thẻ ATM để lựa chọn ngân hàng tốt làm thẻ tốt nhất.
Như vậy cho thấy để mở thẻ ghi nợ cũng rất đơn giản chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như chúng tôi chia sẻ là có thể mở thể một cách dễ dàng. Chúc bạn mở thẻ thành công.
Bình luận