Hướng dẫn mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người – Quy định mới 2025

Mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người như thế nào là thắc mắc rất nhiều độc giả gửi đến Taichinhz trong thời gian qua. Mời các bạn đọc ngay bài viết dưới đây để có được giải đáp cụ thể, chính xác nhất!

Sổ tiết kiệm đứng tên 2 người là gì? Lợi ích khi mở sổ?

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 6, quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết “chủ sở hữu sổ tiết kiệm là người đứng tên trên sổ tiết kiệm. Trong trường hợp đồng sở hữu sổ tiết kiệm là có từ 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên sổ tiết kiệm”. 

Sổ tiết kiệm đứng tên 2 người là gì?

Như vậy, sổ tiết kiệm đứng tên 2 người còn được gọi là sổ tiết kiệm đồng sở hữu. Đây là loại sổ tiết kiệm do 2 người cùng sở hữu. Các vấn đề liên quan đến sổ sẽ phức tạp hơn rất nhiều nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ nhân của sổ tiết kiệm.

Sổ tiết kiệm đứng tên 2 người còn được gọi là sổ tiết kiệm đồng sở hữu
Sổ tiết kiệm đứng tên 2 người còn được gọi là sổ tiết kiệm đồng sở hữu

Thông thường, người trong cùng 1 gia đình sẽ làm sổ tiết kiệm đồng sở hữu. Ví dụ như vợ chồng, bố con, mẹ con… Nhiều bậc phụ huynh cũng coi đây là hình thức tiết kiệm, thể hiện sự công bằng, tăng tính kết nối trong gia đình.

Những lợi ích khi mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu

Những thay đổi về sổ, thông tin thanh toán, nhận lãi hàng tháng sẽ do cả 2 người chủ sở hữu cuốn sổ thực hiện. Trong trường hợp 1 bên không thể thực hiện, cần có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, sổ tiết kiệm đứng tên 2 người mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Khách hàng đồng sở hữu có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào 1 cách linh hoạt.
  • Trong trường hợp chủ sở hữu mất năng lực hành vi dân sư, mất các giấy tờ liên quan thì thủ tục rút tiền cũng đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều.
  • Mức lãi suất tương đương với lãi suất của 1 người đứng tên sở hữu sổ.
  • Việc thực hiện giao dịch minh bạch, rõ ràng, đảm bảo được quyền lợi của chủ nhân sở hữu sổ.

Hướng dẫn mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu 2 người đứng tên

Việc mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu đứng tên 2 người hiện nay tương đối đơn giản. Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ tiết kiệm này như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank,…

Thủ tục đăng ký rất đơn giản, không rườm rà, không mất nhiều thời gian. Điều kiện mở sổ cũng rất đơn giản. Chỉ cần là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống làm việc tại Việt Nam là đã có thể mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu 2 người nhanh chóng.

Quy trình mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu đứng tên 2 người tương đối đơn giản
Quy trình mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu đứng tên 2 người tương đối đơn giản

Quy trình mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị CMND/ CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực của 2 người đến phòng giao dịch ngân hàng bạn muốn mở sổ tiết kiệm.
  • Bước 2: Trao đổi với nhân viên quầy giao dịch về nhu cầu mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu đứng tên 2 người. Nhân viên ngân hàng tiếp nhận hồ sơ.
  • Bước 3: Hoàn thành các thủ tục, giấy tờ cần thiết theo quy định của ngân hàng.
  • Bước 4: Nhân viên tại quầy giao dịch sẽ tiến hành mở sổ theo yêu cầu.

Theo đó, thời gian làm hồ sơ mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người không quá lâu. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thông tin cần thiết theo quy định. Tránh trường hợp sai sót, trục trặc về giấy tờ sẽ ảnh hưởng tới thời gian mở sổ.

Mỗi ngân hàng lại có những yêu cầu, hồ sơ mở sổ khác nhau. Bạn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sao cho phù hợp.

Những quy định đối với sổ tiết kiệm đứng tên 2 người

Không như sổ tiết kiệm đứng tên cá nhân, khi mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu đứng tên 2 người, mọi thay đổi, tác động đến sổ tiết kiệm cần có sự đồng ý của cả 2 bên. Theo đó, sẽ có những quy định rất rõ ràng với loại sổ này.

Quy định về địa điểm nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm

Với mỗi sổ tiết kiệm, ngân hàng nhận tiền gửi được phép nhận, chi trả tại địa điểm giao dịch tại nơi cấp sổ tiết kiệm. Hoặc bạn cũng có thể nhận tiền tại các địa điểm giao dịch khác của đơn vị nhận tiền gửi tiết kiệm.

Việc nhận, gửi tiền tiết kiệm được quy định chặt chẽ
Việc nhận, gửi tiền tiết kiệm được quy định chặt chẽ

Việc tiếp nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm cần được thực hiện ở những cơ sở có đủ điều kiện về vật chất, công nghệ, cán bộ có trình độ. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi, đảm bảo bí mật, an toàn cho người gửi tiền và đơn vị nhận gửi tiền.

Quy định về các hình thức tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi trong sổ tiết kiệm đứng tên 2 người được phân loại gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Mỗi hình thức gửi sẽ có mức lãi suất khác nhau, tùy theo ngân hàng bạn lựa chọn.

Quy định khi rút tiền

Theo quy định, khi thực hiện rút tiền, phải có 2 khách hàng đồng sở hữu thực hiện. Trong trường hợp 1 chủ nhân sở hữu của sổ tiết kiệm không có mặt thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp cho chủ sở hữu còn lại có thể thực hiện rút tiền trong số.

Việc rút tiền được thực hiện khi có cả 2 khách hàng đồng sở hữu
Việc rút tiền được thực hiện khi có cả 2 khách hàng đồng sở hữu

Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định về giấy ủy quyền khác nhau. Thông thường, bạn cần có đầy đủ những thông tin như:

  • Họ và tên.
  • CCCD/ CMND/ Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Địa chỉ.
  • Số tiền gửi.
  • Lý do ủy quyền.
  • Xác nhận chung của 2 khách hàng đồng sở hữu.

Vậy trong trường hợp chồng gửi tiết kiệm đồng sở hữu thì vợ có được rút tiền hay không? Theo đó, người vợ sẽ được rút tiền nếu cả vợ và chồng cùng đứng tên trong sổ tiết kiệm và người chồng có giấy ủy quyền chuyển quyền rút tiền cho người vợ. 

Nếu trong trường hợp người chồng đột ngột qua đời hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có di chúc để lại sổ tiết kiệm cho vợ. Nếu người vợ không là đồng sở hữu sổ tiết kiệm hoặc không có các loại giấy tờ nói trên thì sẽ không được phép rút tiền.

Trong trường hợp sau khi ly hôn, sổ tiết kiệm vẫn là tài sản chung của 2 người. Do đó, mỗi người được quyền hưởng tiền gửi, lãi suất như nhau.

Quy định về tiền lãi của sổ tiết kiệm đứng tên 2 người

Mỗi ngân hàng sẽ có 1 mức lãi suất với khoản tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, ngân hàng lại không quy định về việc phân chia tiền lãi giữa 2 người đồng sở hữu sổ. Đơn vị chỉ xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến sổ tiết kiệm, tổng số tiền lãi tiết kiệm khi đến thời điểm đáo hạn.

Ngân hàng không quy định về việc phân chia tiền lãi giữa 2 người đồng sở hữu sổ tiết kiệm
Ngân hàng không quy định về việc phân chia tiền lãi giữa 2 người đồng sở hữu sổ tiết kiệm

Các chính sách về mức lãi suất, ưu đãi khi mở sổ vẫn được giữ nguyên như hình thức sổ tiết kiệm thông thường. Nhìn chung, chứng chỉ khác về quy định người sở hữu. 

Bởi thế, khi có nhu cầu mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người, bạn cần hỏi rõ về chính sách, cách thức đứng tên để tránh tình trạng xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong tương lai.

Kết luận

Có thể thấy, mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. Trên đây, chúng tôi vừa hướng dẫn cách mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người cụ thể, chi tiết nhất. Nếu có bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp với Taichinhz để được tư vấn, hỗ trợ!

Gợi ý cho bạn

Năm 2025 có nên mua vàng để tiết kiệm không?
Năm 2025 có nên mua vàng để tiết kiệm không?
Hầu hết mọi người đã từng tìm hiểu qua nhiều cách để sinh lời từ số vốn mình có sẵn, trong đó đầu tư mua vàng cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Vậy có nên mua vàng
Mua vàng tiết kiệm nên mua loại nào? (2025)
Mua vàng tiết kiệm nên mua loại nào? (2025)
Bên cạnh việc gửi tiền tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản thì việc đầu tư mua vàng tích trữ cũng là lựa chọn của khá nhiều nhà đầu tư hiện nay. Với số tiền không
7+ cách tiết kiệm mua nhà nhanh nhất trong 5 năm
7+ cách tiết kiệm mua nhà nhanh nhất trong 5 năm
Ngày nay, việc làm thế nào để sở hữu được một ngôi nhà chính là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết cách hành động để đạt được mục tiêu trong thời gian sớm nhất.

Bình luận

Bình luận