Thông qua nền tảng Blockchain mà rất nhiều thỏa thuận đã có thể thực hiện nhanh chóng bằng Smart Contract (hợp đồng thông minh). Vậy Smart Contract là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Có ưu điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Thế nào là Smart Contract?
Smart Contract là những chương trình chạy trên nền tảng Blockchain. Trong hợp đồng thông minh cũng có một bộ quy tắc bắt buộc phải thực hiện. Những quy tắc này được quy định bởi bộ mã máy tính. Mọi node (các nút) đang hoạt động trong mạng lưới phải sao chép và làm theo đúng yêu cầu của quy tắc.
Smart Contract về bản chất là đoạn mã chạy trên một nền tảng Blockchain. Đoạn mã này cho phép tạo ra những giao thức không cần trao quyền (Permissionless). Có thể hiểu là:
- Thông qua Blockchain mà những bên tham gia hợp đồng sẽ đưa ra các cam kết mà không cần biết tới danh tính.
- Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trong hợp đồng thì xem như hủy bỏ, không cần thực thi hợp đồng.
Sử dụng hợp đồng thông minh sẽ giúp giảm chi phí hoạt động do không cần đến sự hỗ trợ của bên trung gian. Phương thức triển khai hợp đồng thông minh của các nền tảng blockchain hoàn toàn khác nhau.
Cách thức hoạt động của hợp đồng thông minh: Khi thỏa mãn các điều kiện nhất định thì Smart Contract sẽ thực thi một tác vụ cụ thể. Thế nên, hợp đồng thông minh sẽ tuân theo những câu lệnh “nếu… thì…”.
Thế mạnh, hạn chế của Smart Contract
Thế mạnh
Hợp đồng thông minh là bộ mã có thể lập trình, tùy chỉnh, thiết kế với nhiều cách khác nhau. Nhờ thế có thể cung cấp nhiều giải pháp và loại dịch vụ. Không xảy ra tình trạng chậm trễ, hay sai sót ở trong hợp đồng. Giúp người dùng có thể tự làm hợp đồng mà không phải thông qua bên môi giới hay luật sư.
Bên cạnh đó, hợp đồng thông minh còn là những chương trình self-executing (tự thực hiện) và phi tập trung nên có tính minh bạch rất cao, tiết kiệm chi phí hoạt động. Triển khai hợp đồng thông minh đúng cách giúp giảm chi phí hành chính và tăng cao hiệu quả của quá trình vận hành.
Hợp đồng sẽ tự động hóa mà không cần đến sự can thiệp của bên ngoài. Nhờ thế mà tính chính xác được đảm bảo, độ minh bạch cao, truy xuất cũng dễ dàng hơn.
Vì có tính chính xác cao nên những lỗi thường gặp ở hợp đồng truyền thống trên giấy tờ sẽ không xuất hiện ở hợp đồng thông minh.
Thông tin về hợp đồng được mã hóa ở sổ cái chung nên rất dễ dàng để kiểm tra và gần như không thể xảy ra tình trạng thất lạc.
Tính minh bạch của Smart Contract rất cao vì không thể chỉnh sửa, không có bất cứ bên nào can thiệp vào hợp đồng được.
Hạn chế
Vì dựa trên nền tảng Blockchain nên hợp đồng thông minh không thể can thiệp hay sửa đổi. Khi đã viết ra hợp đồng thông minh, muốn sửa đổi chỉ có một cách duy nhất là viết hợp đồng mới. Điều này khiến cho chúng ta mất thời gian để viết lại từ đầu.
Do hợp đồng thông minh là sản phẩm từ Blockchain nên tính pháp lý chưa được công nhận. Bởi lẽ hiện nay Blockchain chưa được pháp lý bảo vệ. Trong trường hợp, Smart Contract xảy ra lỗi thì quyền lợi của người dùng không được chính phủ bảo vệ.
Sử dụng Smart Contract có rủi ro không?
Smart Contract do con người tạo ra. Nghĩa là loại hợp đồng này sẽ hoạt động theo cách mà nhà phát triển viết, thế nên thực tế nó không hề thông minh. Sử dụng hợp đồng thông minh có rủi ro khá cao do những đoạn mã có thể xảy ra lỗi hay bị tấn công.
Ứng dụng của Smart Contract trong Crypto
Với hợp đồng thông minh nhà phát triển có thể tự tạo, thiết kế ra các trường hợp sử dụng khác nhau.
Hiểu rõ thế nào là Smart Contract, ưu nhược điểm, tính ứng dụng sẽ giúp các anh em sử dụng hiệu quả hơn. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thông tin về sàn giao dịch tiền điện tử, giá ETH, giá bitcoin…
Bình luận