SCB là một trong những ngân hàng không còn xa lạ với người tiêu dùng bởi sở hữu các gói vay đa dạng với mức lãi suất hấp dẫn, nhiều chương trình ưu đãi nổi bật.
SCB là ngân hàng gì?
Năm 2011, SCB là Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn được hợp nhất từ 3 ngân hàng:
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
- Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank).
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).
Với hơn 200 điểm giao dịch trên khắp 28 tỉnh thành, SCB đã và đang đem lại chất lượng cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng.
Ngân hàng SCB có tốt không?
Trước khi quyết định đặt niềm tin vào ngân hàng nào, bạn cũng nên tìm hiểu xem ngân hàng đó có thực sự tốt và an toàn hay không. Dưới đây là những lý do bạn nên chọn ngân hàng SCB:
Số vốn điều lệ lớn cùng chính sách phát triển bền vững
SCB là ngân hàng thuộc Top 5 Ngân hàng Thương mại Cổ Phần với số vốn điều lệ và quy mô lớn nhất cả nước. Tận dụng nguồn vốn lớn mạnh, SCB đã phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ hàng đầu với chính sách đẩy mạnh dịch vụ, đặc biệt ở phân khúc cá nhân.
Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2019, lượng khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng SCB tăng lên nhiều so với cùng kỳ năm trước, lãi trên 4.500 tỷ đồng.
Mạng lưới chi nhánh ngân hàng phủ toàn quốc
Ngân hàng SCB thừa hưởng sự lớn mạnh từ 3 ngân hàng tiền thân hợp thành với hơn 240 điểm giao dịch trên 28 tỉnh thành khắp cả nước. Cụ thể:
- Tại Hồ Chí Minh có 114 phòng giao dịch.
- Tại Hà Nội có 37 phòng giao dịch.
- Tại Đà Nẵng có 11 phòng giao dịch.
Lựa chọn ngân hàng SCB, bạn có thể đặt niềm tin vào chất lượng dịch vụ và dễ dàng, thuận tiện giao dịch ở mọi nơi.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo
Ngân hàng SCB cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng chuyên nghiệp nhờ vào nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Khách hàng khi sử dụng dịch vụ sẽ luôn được ngân hàng SCB đồng hành, tôn trọng và đáp ứng toàn bộ các yêu cầu.
Ngân hàng SCB có lừa đảo không?
Ngân hàng SCB đã cam kết đảm bảo an ninh, bảo mật giao dịch thẻ cũng như thông tin cá nhân của khách hàng thông qua 2 chứng chỉ:
- Chứng chỉ PCI DSS (Tiêu chuẩn An ninh – Bảo mật thông tin trong lĩnh vực phát hành – chấp nhận thẻ thanh toán) từ tổ chức quốc tế Controlcase.
- Chứng chỉ ISO/IEC 27001:2013 do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) cung cấp về Hệ thống Quản Lý An Ninh Thông Tin.
Sự thật ngân hàng SCB phá sản?
Nguồn gốc thông tin “Ngân hàng SCB phá sản” bắt nguồn từ một diễn đàn trao đổi trên mạng và chưa có bất kì chứng cứ xác thực nào.
Hiện nay, SCB đang là 1 trong 5 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, riêng điều này thôi là cũng đã chứng minh được khả năng tài chính và uy tín của ngân hàng SCB.
Đây có lẽ là tin đồn đến từ lo ngại về những khủng hoảng, khó khăn kéo dài do dịch bệnh Covid-19 gây ra, khi mọi ngành nghề liên quan đến tài chính – ngân hàng đều lao đao.
Tuy vậy, khả năng SCB chỉ đóng cửa vài chi nhánh giao dịch kém, điều mà khá nhiều ngân hàng cũng đang thực hiện để hạn chế tốn kém chi phí vận hành trong thời kỳ khó khăn này.
Những lưu ý khi chọn ngân hàng SCB
Nếu bạn đang có ý định vay vốn thì trước tiên bạn cần đáp ứng những điều kiện sau đây của ngân hàng SCB:
Điều kiện để mở tài khoản
- Bạn là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.
- Công dân từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi, trách nhiệm dân sự. Dưới 18 tuổi, phải có sự bảo hộ của người giám hộ: Cha, mẹ,…
- Có hộ khẩu thường trú nơi ngân hàng SCB đang hoạt động.
Thủ tục để mở tài khoản
- Đơn đề nghị mở tài khoản SCB do nhân viên cung cấp.
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu (cần mang theo bản gốc để xác thực).
- Các giấy tờ xác thực thông tin bản thân.
- Các giấy tờ cần thiết theo quy định và yêu cầu của ngân hàng SCB.
Hình thức sử dụng mệnh giá tiền khi giao dịch:
- Khách hàng mang quốc tịch Việt Nam: Mệnh giá tiền giao dịch là Việt Nam Đồng (VNĐ). Số tiền gửi tối thiểu là 50.000 đồng.
- Khách hàng ngoại quốc ở Việt Nam: Mệnh giá tiền giao dịch có thể là USD hoặc EUR. Số tiền gửi tối thiểu 50 EUR/USD.
Lưu ý: Chỉ chấp nhận khách hàng ngoại quốc đang cư trú và làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp.
Câu hỏi thường gặp
Đây là một nhầm lẫn thường thấy vì tên viết tắt của hai ngân hàng khá giống nhau. Tuy nhiên, SCB và Sacombank là hai ngân hàng riêng biệt, không có bất kì mối quan hệ liên kết về điều hành lẫn quản lý.
Thủ tục tất toán ở ngân hàng SCB sẽ chia ra thành 2 dạng:
- Tất toán tiết kiệm không kỳ hạn: Bạn có thể tất toán bất cứ khi nào bạn muốn.
- Tất toán tiết kiệm có kỳ hạn: Bạn nên tất toán khoản tiết kiệm đúng hạn để tránh số tiền lãi nhận được không như mong muốn.
Trường hợp ngân hàng SCB phá sản thì khách hàng sẽ nhận được 75% tiền gửi. Tuy nhiên, đây là một trường hợp khó có thể xảy ra.
Khách hàng sẽ được đền bù 75 triệu đồng, bất kể số tiền trong khoản vay, do bên bảo hiểm bồi thường.
Người gửi tiền bên cạnh việc nhận khoản đền bù của Bảo hiểm tiền gửi, còn nhận tiền từ hoạt động thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng phá sản.
Tuy nhiên, bên phía ngân hàng Nhà nước sẽ tìm cách để giải quyết, không để cho ngân hàng bước đến giai đoạn phá sản, tránh ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung của cả nước.
Với thông tin minh bạch, sản phẩm đa dạng cùng mức lãi suất hấp dẫn, ngân hàng SCB đã dập tan tin đồn “ngân hàng SCB lừa đảo” và xứng đáng trở thành lựa chọn hợp lý cho bất kỳ ai đang tìm kiếm dịch vụ ngân hàng an toàn.
Bình luận