Rủi ro tài chính là vấn đề luôn tiềm ẩn trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đe dọa đến lợi nhuận cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu về rủi ro tài chính là một bước cần thiết để có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Vậy rủi ro tài chính là gì? Cách để quản trị rủi ro tài chính là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rủi ro tài chính là gì?
Rủi ro tài chính (tiếng Anh là Financial risk) là rủi ro liên quan đến nguy cơ tổn thất tài chính cho các doanh nghiệp. Rủi ro tài chính có thể phát sinh từ các yếu tố bên ngoài, như: do sự biến động của thị trường làm giảm giá tài chính; hoặc phát sinh từ các quyết định tài chính bên trong doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến khả năng gánh vác nợ và kiểm soát dòng tiền.
Tùy theo bối cảnh, rủi ro tài chính có thể mở rộng ra nhiều dạng, không chỉ tác động đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng các đối tượng khác, như: chính phủ, cá nhân, thị trường tài chính.
Chính phủ đối mặt với rủi ro tài chính về mất khả năng kiểm soát chính sách tiền tệ và khoản nợ phải trả, trái phiếu.
Thị trường tài chính đối mặt với rủi ro tài chính do các tác động kinh tế vĩ mô, sự thay đổi của lãi suất thị trường và khả năng vỡ nợ của các ngành hoặc các tập đoàn lớn.
Các cá nhân phải đối mặt với rủi ro tài chính khi đưa ra các quyết định có thể ảnh hưởng nguồn thu nhập hoặc khả năng thanh toán khoản nợ.
Như vậy, rủi ro tài chính có thể bị gây ra bởi nhiều yếu tố, tác động tới mọi thành phần trong nền kinh tế. Khi tìm kiếm lợi nhuận, người ta cần phải nhận thức luôn có rủi ro đi kèm, từ đó chuẩn bị biện pháp hạn chế và giảm thiểu tác động xấu có thể xảy ra.
Lý do mà doanh nghiệp cần quản lý rủi ro
Lý do mà doanh nghiệp cần quản lý rủi ro
Rủi ro tài chính luôn tồn tại tiềm ẩn trong mỗi doanh nghiệp, và quản lý rủi ro tốt là một nhân tố quan trọng để vận hành doanh nghiệp thành công. Một số rủi ro có thể được doanh nghiệp trực tiếp kiểm soát; nhưng phần lớn rủi ro khác thì nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Do đó, đôi khi điều tốt nhất mà một doanh nghiệp có thể làm là cố gắng lường trước những rủi ro có thể xảy ra, đánh giá tác động tiềm tàng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch để phản ứng với những sự kiện bất lợi.
Những rủi ro tài chính thường gặp
Rủi ro tài chính có thể phân loại bằng nhiều cách. Trong đó, người ta thường dựa vào tính chất của rủi ro để phân loại. Có 4 bốn loại lớn thường gặp: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động.
Rủi ro thị trường (Market Risk)
Rủi ro thị trường liên quan đến sự thay đổi đáng kể trên thị trường mà công ty đang kinh doanh. Những công ty sẽ làm mất lợi nhuận của mình nếu không thể đưa ra phương án thích nghi với sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, hay không có kế hoạch phát triển khi đối mặt với sự vượt mặt của các đối thủ cạnh tranh.
Mặc khác, rủi ro thị trường còn đề cập đến sự biến động của giá cả thị trường, lãi suất, giá cổ phiếu, tỷ giá… làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng (Credit Risk)
Rủi ro tín dụng liên quan đến các khía cạnh:
- Rủi ro khi cấp tín dụng hoặc tài trợ mua hàng cho khách hàng, nhưng khách hàng lại không có khả năng thanh toán.
- Rủi ro khi nhận tín dụng của nhà cung cấp, những công ty không có khả năng thanh toán đúng hạn các khoản phải trả. Trường hợp này, các nhà cung cấp có thể ngừng cấp tín dụng cho công ty hoặc thậm chí ngừng kinh doanh hoàn toàn với công ty.
Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk)
Rủi ro thanh khoản bao gồm rủi thanh khoản tài sản và rủi ro thanh khoản nguồn vốn hoạt động.
Tính thanh khoản đề cập đến mức độ dễ dàng mà một công ty có thể chuyển đổi tài sản, nguồn vốn của mình thành tiền mặt khi có xuất hiện nhu cầu đột ngột.
Những trường hợp bất khả kháng hay các yếu tố từ môi trường vĩ mô thay đổi tiêu cực có thể dẫn đến sụt giảm doanh thu chung. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn nếu đột nhiên thấy mình không có đủ tiền mặt để thanh toán các chi phí cần thiết để tiếp tục hoạt động.
Rủi ro hoạt động (Operational Risk)
Rủi ro hoạt động đề cập đến các rủi ro phát sinh từ hoạt động vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro về gian lận, dính líu đến các vụ kiện tụng, gặp các vấn đề về nhân sự và rủi ro áp dụng mô hình kinh doanh không phù hợp.
Ưu và nhược điểm của rủi ro tài chính
Ưu và nhược điểm của rủi ro tài chính
Dưới đây là những ưu và nhược điểm khi xảy ra rủi ro tài chính:
Ưu điểm:
- Rủi ro tài chính có thể được quản lý để hạn chết thiệt hại gây ra.
- Áp lực về rủi ro tài chính mang lại sẽ dẫn đến các quyết định đầu tư hoặc kinh doanh được cân nhắc tốt hơn.
- Những khoản đầu tư về chứng khoán hay khoản cho vay có rủi ro lớn cũng được tính đến phần bù rủi ro để mang lại lợi nhuận lớn hơn.
Nhược điểm:
- Về cơ bản, rủi ro tài chính mang liên quan đến những tác nhân không mong muốn xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế bình thường
- Một doanh nghiệp gặp rủi ro tín dụng có thể làm lây lan rủi ro cho các doanh nghiệp liên quan. Một rủi ro tài chính có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ ngành, thậm chí tác động dây chuyền đến toàn nền kinh tế.
- Một số rủi ro tài chính có thể đến từ bên ngoài, nằm ngoài dự đoán và khả năng kiểm soát.
Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong tài chính
Trước hết, hiểu về rủi ro tài chính là một việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Cá nhân, doanh nghiệp cần tìm hiểu về những rủi ro mình có khả năng gặp phải, để chuẩn bị những giải pháp phù hợp. Theo đó, cần lưu ý những điểm sau:
- Sử dụng một số phương pháp để phân tích rủi ro cho khoản đầu tư dài hạn hay đầu tư vào thị trường chứng khoán: phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tài sản và thu nhập của công ty đó; phân tích số liệu trên thị trường chứng khoán; Đánh giá hoạt động lịch sử của một công ty, tính toán tỷ lệ nợ trên vốn trong cơ cấu tài chính.
- Để ngăn ngừa biến động giá, có thể tận dụng những công cụ phải sinh như: ký kết hợp đồng tương lai, sử dụng quyền chọn bán.
- Chủ động nắm bắt thông tin về xu hướng thị trường, cập nhật các chính sách, quy định mới của pháp luật.
- Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm, không lạm dụng vay nợ làm đòn bẩy tài chính.
Kết luận
Mặc dù rủi ro tài chính là một vấn đề không ai mong muốn. Nhưng đây cũng là một vấn đề cần được đối mặt để xử lý, không nên bỏ qua trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp hay cá nhân.
Mong rằng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn một kiến thức bổ ích về rủi ro tài chính.
Bình luận