“Rửa tiền” là cụm từ khá phổ biến trong ngành kinh tế. Đây là một hành vi trái pháp luật và không chính đáng, thường bắt nguồn từ những người phạm tội muốn che đậy hành vi của mình.
Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về “ rửa tiền là gì?” và luật pháp Việt Nam về hành vi “rửa tiền” nhé.
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là hành vi của những tổ chức hay cá nhân tìm mọi cách để chuyển hóa nguồn thu nhập hay tài sản có được do những hành vi phạm pháp trái pháp luật hoặc do quá trình tham nhũng mà có được.
Họ biến những nguồn thu nhập bất hợp pháp thành hợp pháp, chính đáng khiến các cơ quan chức năng không thể nào tìm ra được cách thức hay nguồn gốc.
Khi nói đến rửa tiền thì những hậu quả của chúng gây ra rất là trầm trọng. Bên cạnh đấy mục đích chính của hành vi này là nhằm để trốn trách nhiệm đối với nền kinh tế, toàn thể xã hội và đất nước, trốn thuế.
Khi nói đến rửa tiền thì những hậu quả của chúng gây ra rất là trầm trọng. Bên cạnh đấy mục đích chính của hành vi này là nhằm để trốn trách nhiệm đối với nền kinh tế, toàn thể xã hội và đất nước, trốn thuế.
Những hậu quả đáng lường của rửa tiền như sau:
Gây ra tình trạng bóp méo sự phân bổ của nguồn lực, lãng phí nguồn lực kinh tế này.
Tạo ra sự sai lệch trong các thống kê kinh tế, báo cáo. Làm cho thị trường tài chính mất đi sự tín nhiệm của xã hội, gây ra ảnh hưởng lớn đến phân bố thu nhập.
Trong Bộ luật Hình sự thì rửa tiền là một trong những tội phạm được quy định, tất nhiên không phải người nào cũng có thể vi phạm điều này một cách dễ dàng.
Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tại Điều 324 năm 2015 có sửa đổi bổ sung vào năm 2017 có quy định về tội rửa tiền. Theo đó thì pháp nhân/ cá nhân khi vi phạm sẽ bị xử phạt tối đa đến 15 năm tù và phạt tiền lên đến 20.000.000.000 đồng.
Những đối tượng nào thường có hoạt động rửa tiền?
Những đối tượng nào thường có hoạt động rửa tiền?
Chúng ta có thể dễ dàng nhận định được những nhóm đối tượng có thể có hoạt động rửa tiền:
- Những tập đoàn tổ chức khủng bố;
- Những đối tượng buôn lậu trái phép;
- Các đối tượng có hành vi tham nhũng;
- Những đối tượng muốn muốn giữ kín thu nhập, trốn thuế.
Trên đây là những nhóm đối tượng thường xuyên có thu nhập dựa vào những dòng tiền bất hợp pháp. Để có thể giấu kín hành vi phạm tội của mình thì những đối tượng này bắt buộc phải đi rửa tiền.
Từ đó những cơ quan chính quyền không thể tìm ra được bằng chứng phạm tội của họ và không thể truy tìm được nguồn gốc của tiền, vì sau khi những tội phạm đã kịp rửa tiền thì mọi nguồn gốc của tiền đều là chính đáng.
Rửa tiền được xảy ra như thế nào?
Rửa tiền là hành động làm cho những đối tượng phạm tội được hưởng hưởng lợi từ những hành vi vi phạm pháp luật như tham nhũng, buôn lậu hay tạo điều kiện cho những tội phạm khi thực hiện hành vi cung cấp tài chính cho tội phạm rửa tiền. Trong rửa tiền tổng cộng sẽ trải qua tất cả 3 giai đoạn:
Trong hệ thống tài chính quỹ có nguồn tiền từ tội phạm mà được giới thiệu, đó chính là giai đoạn sắp xếp.
Tiếp đến giai đoạn này, chủ sở hữu và nguồn tiền bẩn (tiền từ phạm tội mà có) được ngụy trang và tiền được rửa sạch. Đó chính là giai đoạn rửa tiền.
Vào giai đoạn hội nhập: ở giai đoạn này, tài sản đã được rửa sạch một cách hoàn hảo với danh nghĩa tiền sạch và được đưa lại vào nền kinh tế hợp pháp.
Ngày nay, thời đại 4.0 ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng đi lên và phát triển mạnh mẽ, internet ngày càng mở rộng. Chính vì những điều đó cũng là một điều kiện thuận tiện, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tội phạm có thể thực hiện hành vi rửa tiền.
Nói sâu vào thì tiền có thể rửa thông qua bán hàng trực tuyến, các cuộc đấu giá, đánh bạc online và ở một số game. Trong hình thức này, tiền được quy đổi thành tiền thật và trở thành tiền sạch sau khi chơi game.
Ví dụ về hành động rửa tiền
Chúng tôi đưa ra đây 1 vài ví dụ cơ bản về rửa tiền của một tổ chức tội phạm hoạt động kinh doanh để các bạn dễ hình dung. Đây cũng có thể là những hành động để có thể qua mắt được cảnh sát.
Lúc đó thì tiền bẩn được rửa sạch và đưa vào tài khoản của công ty và được coi là doanh thu mỗi ngày. Tổ chức sẽ rút ra từ tài khoản công ty khi cần vì lúc đó tiền đã được chuyển thành dạng thức khác.
Chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản ngân hàng vì tiền đã được chia nhỏ. Họ chuyển tiền thông qua những chức năng chuyển tiền trên điện thoại di động. Làm tiền đề cho hàng loạt hành vi tội phạm rửa tiền chính là ngân hàng online. Vì ngân hàng online ngày một phát triển và rất khó kiểm soát nguồn tiền ra vào.
Một trong những kênh rửa tiền phổ biến nhất hiện nay chính là các kênh tiền ảo. Đây cũng chính là lý do nhiều quốc gia chưa cho phép giao dịch tiền ảo và còn rất nhiều e ngại. Họ lập một tài khoản nước ngoài và chuyển tiền xuyên biên giới. Để tiền bẩn thành tiền sạch thì họ dùng tiền mua bất động sản rồi bán lại.
Những thủ đoạn chính của hoạt động rửa tiền
Những thủ đoạn chính của hoạt động rửa tiền
Qua những ví dụ trên, chúng ta có thể nhìn thấy được những hoạt động rửa tiền rất đa dạng, nhiều thủ thuật và khá là tinh vi. Tùy từng đối tượng họ sẽ có nhiều thủ đoạn rửa tiền khác nhau phù hợp với năng lực từng người. Trong đó có những phương thức thường được sử dụng là:
Đổi tiền mặt: Trong những hành vi rửa tiền thông dụng nhất thì giao dịch đổi tiền mặt là một trong những điều đó. Hiện nay công cuộc đổi tiền từ tiền nước này qua nước khác rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Chính điều đó khiến hoạt động đổi tiền rất khó để kiểm soát.
Mua kim loại quý: Một trong những cách rửa tiền hiệu quả dùng tiền từ buôn ma túy, buôn lậu, cờ bạc, tham nhũng, mại dâm, để mua kim cương, vàng bạc,… Các đối tượng mua ở nhiều đơn vị khác nhau điều đó có thể chia nhỏ khoản tiền. Chính hành vi tinh vi như vậy sẽ rất khó bị phát hiện ra.
Mua trái phiếu chính phủ và tiết kiệm ngân hàng. Sau một khoảng thời gian, tiền sẽ được rút ra hết để phục vụ các mục đích khác của tội phạm rửa tiền, tiêu xài hoặc rút ra dần dần.
Những ngân hàng “ngầm” có chức năng rửa tiền, có thể chuyển tiền từ thành phố này sang thành phố khác, nước này sang nước khác và điều đó khiến việc rửa tiền rất dễ dàng hợp pháp hóa dòng tiền bẩn đó.
Hậu quả của rửa tiền đối với nền kinh tế
Hậu quả của rửa tiền đối với nền kinh tế
Mục đích chính của hành vi rửa tiền chính là hợp pháp hóa tiền bạc phi pháp hoặc trốn thuế. Chính điều đó, sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế:
- Các báo cáo, thống kê kinh tế bị sai số, sai lệch một cách nghiêm trọng. Thống kê, báo cáo tài chính sẽ không phản ánh đúng tình trạng kinh tế hiện nay.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trốn thuế ngày càng nhiều vì sai lệch các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Họ cố tình trốn thuế làm thất thoát nguồn thu quốc gia và ảnh hưởng lớn, nghiêm trọng đến những doanh nghiệp làm nghiêm túc, ngay thẳng.
- Tạo sự bất công xã hội.
- Thị trường tài chính bị mất niềm tin của xã hội.
- Nguồn lực kinh tế bị lãng phí.
Nền kinh tế còn nhiều bất cập khi hoạt động rửa tiền còn tồn tại. Không chỉ tạo nên cán cân không hợp lý giữa những kẻ hoạt động bất hợp pháp với các đơn vị làm ăn chân chính, rửa tiền còn mang đến nhiều gánh nặng cho an sinh xã hội và khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo.
Kết luận
Qua bài viết trên có lẽ bạn đã hiểu thế nào là “rửa tiền” và những hành vi tinh anh của tội phạm để lách luật. Hành vi “rửa tiền” là sai trái và nó khiến nền kinh tế bị đảo lộn và bị trừng trị trước pháp luật.
Bình luận