Có lẽ chúng ta đã nghe quá nhiều vào từ lạm phát nhưng ai cũng nghĩ đây là một khái niệm “vĩ mô” không liên quan gì đến cuộc sống của mình nên sẽ bỏ qua. Ít ai biết rằng, lạm phát tác động một cách trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Như vậy, lạm phát là gì? Vấn đề này có đáng để bạn quan tâm không?
Lạm phát là gì?
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản lạm phát là tăng giá chung của hàng hóa trên thị trường.
Ví dụ, một năm trước bạn đi chợ mua một bữa ăn chỉ mất 100k, nhưng một năm sau bạn đi chợ mua một bữa ăn như vậy lại mất 150k. Như vậy bạn đã tốn thêm 50k cho một bữa ăn y hệt như trước. Hay nói cách khác là lạm phát tăng 50% trong thời gian này.
Lạm phát xảy ra trong thời gian dài. Ví dụ, không phải là ngày lễ tăng rồi ngày bình thường giảm, đây không được gọi là lạm phát.
Vậy nên, kiếm ra được nhiều tiền rồi mà bạn giữ yên một chỗ chưa chắc đã giúp bạn sống thoải mái hơn đâu. Hãy dùng tiền “đẻ” ra tiền.
Lạm phát là tốt hay xấu?
Lạm phát là tốt hay xấu?
Lạm phát quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến một nền kinh tế, trong khi lạm phát quá ít thì cũng được coi là có hại. Mức mà các nhà kinh tế ủng hộ cho lạm phát là từ thấp đến trung bình là 2% mỗi năm.
Lạm phát cao hơn sẽ gây hại cho những người đang tiết kiệm vì lạm phát làm bào mòn sức mua của số tiền họ đã tiết kiệm. Mặc khác, nhờ lạm phát mà người đi vay có lợi hơn vì giá trị được điều chỉnh theo lạm phát của các khoản nợ chưa thanh toán của họ sẽ giảm dần theo thời gian.
Nguyên nhân gây ra lạm phát
Nguyên nhân gây ra lạm phát thì có rất nhiều nhưng có hai nguyên nhân chính khi nhắc đến lạm phát không thể bỏ qua đó là “lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy”. Để tìm hiểu sâu hơn thì hãy tham khảo chi tiết những nguyên nhân bên dưới đây:
1. Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu về một loại hàng hóa tăng cao thì cũng đồng thời kéo theo sự tăng giá của mặt hàng đó trên thị trường. Từ đó, điều này cũng làm thúc đẩy các mặt hàng khác tăng giá theo dẫn đến việc tăng giá đồng loạt của các mặt hàng trên thị trường.
Ví dụ: Giá xăng tăng lên 1000 đồng/ lít sẽ dẫn đến phí cước xe taxi cũng tăng, hàng hóa vận chuyển từ nơi khác đến cũng tăng theo,…
2. Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy ở đây là chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, các máy móc, thiết bị, chi phí bảo hiểm, thuế,…Khi giá cả của một vài yếu tố này tăng lên thì chắc chắn chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên. Từ đó, kéo theo giá thành sản phẩm cũng tăng lên.
3. Lạm phát do cơ cấu
Đối với việc kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp sẽ tăng dần tiền công cho người lao động. Song song đó, cũng có một số nhóm ngành sẽ không mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn tăng lương cho nhân viên thì buộc phải tăng giá thành sản phẩm.
4. Lạm phát do cầu thay đổi
Khi trên thị trường không còn nhu cầu về một mặt hàng nào đó, nhưng lý do là mặt hàng được cung cấp độc quyền nên bên cung ứng vẫn không thể giảm giá xuống. Trong khi đó lại có một mặt hàng khác tăng lượng cầu lên đồng thời cũng sẽ tăng giá lên.
5. Lạm phát do xuất khẩu
Việc xuất khẩu sẽ làm cho lượng cung và cầu bị mất cân bằng. Tổng lượng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến cho tổng cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc tăng giá đối với một số mặt hàng khan hiếm sẽ xuất hiện.
6. Lạm phát do nhập khẩu
Hàng hóa khi nhập khẩu tăng giá do thuế hoặc do giá cả khiến giá bán ra của các mặt hàng trong nước cũng tăng theo. Vì thế mức giá chung của thị trường trong nước sẽ bị giá của hàng hóa nhập khẩu làm tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát ngay.
7. Lạm phát do tiền tệ
Nguyên nhân này thường xuất hiện ở các ngân hàng làm cho lượng tiền trong nước tăng, từ đó lạm phát sẽ xảy ra. Việc ngân hàng tiến hành thu mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không mất giá so với ngoại tệ.
Cũng có thể do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên dẫn đến tình trạng lạm phát.
Cách bảo vệ bản thân không bị tác động bởi lạm phát
Cách bảo vệ bản thân không bị tác động bởi lạm phát
Cách mạnh mẽ nhất mà bạn có thể bảo vệ mình khỏi lạm phát là tăng khả năng kiếm tiền và thu nhập của bạn.
Mức tăng có thể đạt 5% hàng năm hoặc chương trình khuyến mãi giúp bạn thu vào được 20%, từ đó bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Tuy nhiên, bạn sẽ không có lựa chọn khác hoặc bạn đang có thu nhập cố định, thì bạn sẽ cần phải tìm cách khác.
Bạn cũng có thể bảo vệ khoản tiết kiệm của bạn bằng cách đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhờ vào đây, bạn sẽ thu được lại khoảng 10% các khoản đầu tư theo thời gian.
Lạm phát thường ảnh hưởng nặng nhất đến 3 nhóm đối tượng: người nhận lương hưu, người gửi tiết kiệm ngân hàng và người đi cho vay. Trên thực tế, thì 3 đối tượng này đều chỉ sở hữu tiền mặt.
Chính vì chỉ sở hữu tiền mặt, nên số tiền họ sở hữu không được tăng trưởng, nhưng bù lại lạm phát vẫn liên tục diễn ra dẫn tới số tiền đó bị mất giá dần theo thời gian.
Vì thế bạn có thể đầu tư theo nhiều cách để tránh lạm phát tiền trong túi bạn như: mua vàng, mua bất động sản, mua cổ phiếu, đầu tư quỹ mở,…Chọn cách đầu tư cho phù hợp với khả năng của bản thân để tránh được rủi ro. Để bỏ số tiền lớn mua vàng hay bất động sản cũng cần có những tính toán kỹ lưỡng.
Vậy nếu như có tiền, hãy lựa chọn cho mình một kênh đầu tư tốt, sinh lời cao và phù hợp. Điều này cũng là minh chứng cho việc quản lý tài chính cá nhân thông minh.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin mà mình chia sẻ sẽ giúp bạn nắm rõ được lạm phát là gì hay cách bạn tự bảo vệ mình trước lạm phát. Nếu còn v
Bình luận