Lãi nhập gốc là gì? Phương thức tính lãi nhập gốc

Lãi nhập gốc được hiểu là một cách thức để tính tiền lãi của một khoản gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng. Và nhất là đối với những khách hàng thường xuyên tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì đây là một cụm từ không còn xa lạ nữa.

Vậy lãi nhập gốc, phương thức lãi nhập gốc là gì? Được tính theo công thức nào là đúng? Hãy cùng Taichinhz giải đáp những thắc mắc này ở bài viết dưới đây. Chắc chắn sẽ đem đến cho các bạn một câu trả lời đầy đủ, hữu ích.

Lãi nhập gốc là gì?

Lãi nhập gốc là gì?
  • Lãi nhập gốc( lãi cộng dồn) là một hình thức thường được áp dụng để tính lãi khi gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Phương thức này được áp dụng với cả 2 trường hợp gửi tiết kiệm: Gửi tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Và sử dụng khi đến kỳ hạn nhận lãi mà khách hàng không đến. 
  • Hiện nay, lãi nhập gốc là phương thức được rất nhiều ngân hàng áo dụng để chi trả khoản tiền lãi cho khách hàng gửi tiết kiệm.  
  • Như vậy điểm khác nhau lớn nhất giữa hai hình thức này là: Đối với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì tiền lãi sẽ được cộng dồn vào tiền gốc, sau đó tiếp tục tính hạn cho các kỳ hạn tiếp theo.
  • Còn đối với hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng sẽ đến ngân hàng nhận tiền lãi vào cuối kỳ hạn. Cụ thể công thức tính tiền lãi của hai phương thức nay, các bạn hãy tham khảo ở phần bên dưới nhé!

Phương thức lãi nhập gốc là gì?

Phương thức lãi nhập gốc là gì?

Khái niệm

Phương thức lãi nhập gốc là phương thức tính lãi áp dụng để tính tiền tiết kiệm không kỳ hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng. Và tại ngân hàng một số loại tiền gửi khác cũng áp dụng phương thức tính nãy.

Để hiểu rõ hơn thì phương thức này có nghĩa là số tiền lãi của tiền gửi tiết kiệm sẽ được ngân hàng nhập vào số tiền gốc khi đến hạn mà khách hàng không đến nhận tiền lãi gửi. Và sau khi nhập vào gốc ngân hàng sẽ thực hiện đáo hạn khoản gửi tiết kiệm cho khách hàng. 

Ngoài ra, nhiều khách hàng sẽ thỏa thuận với ngân hàng để áp dụng phương thức lãi nhập gốc khi gửi tiền. Và để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu các trường hợp gửi tiết kiệm cụ thể dưới đây: 

  • Gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Vào những ngày cuối cùng của tháng gửi tiền theo ngân hàng quy định thì lãi nhập gốc sẽ được tính. 
  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Ngân hàng sẽ tự động nhập tiền lãi vào tiền gốc khi khách hàng không đến nhận tiền lãi đúng hạn. Và sau đó ngân hàng sẽ thực hiện đáo hạn gửi tiết kiệm cho khách hàng và tiếp tục kỳ hạn gửi mới. 

Ưu điểm

Phương thức lãi nhập gốc được sử dụng phổ biến khi khách hàng gửi tiết kiệm. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu ưu điểm của phương thức lãi nhập gốc dưới đây: 

  • Công thức tính lãi đơn giản nhanh gọn linh hoạt. Điều này giúp khách hàng vừa nhận được quyền lợi đầy đủ vừa tiết kiệm thời gian công sức.  
  • Khi áp dụng phương thức này thì khả năng sinh lời khi gửi tiết kiệm sẽ cao hơn. 
  • Mọi thủ tục đều được thực hiện đơn giản và nhanh chóng.
  • Giao dịch gửi tiết kiệm sẽ được hỗ trợ, để đảm bảo tính an toàn bảo mật.
  • Cách tính lãi nhập gốc sẽ mang đến cho khách hàng gửi tiền nhiều lợi ích. Bởi không chỉ được tăng thêm số tiền gốc gửi ban đầu. Mà khoản tiền lãi sau mỗi kỳ hạn sẽ tăng lên so với các kỳ trước. Giúp tiền gửi tăng lên đáng kể. 

Công thức tính lãi nhập gốc

Công thức tính lãi nhập gốc

Công thức tính lãi nhập gốc sẽ được tính dựa vào số ngày khách hàng gửi tiết kiệm và lãi suất gửi.

Và khi khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiết kiệm không có kỳ hạn. Thì công thức tính lãi nhập gốc sẽ khác nhau. Cụ thể dành cho trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ khác nhau.

Tùy vào việc gửi tiết kiệm có kỳ hạn hay không có kỳ hạn thì cách tính tiền lãi sẽ khác nhau.. Cụ thể như sau:

Công thức tính tiền lãi nhập gốc gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Công thức tính tiền lãi: 

Tiền lãi = Số dư tiền gửi * Thời gian gửi * Lãi suất được áp dụng cho thời gian gửi tiền

Công thức tính gốc mới:

Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi

Công thức tính lãi nhập gốc

Ví dụ minh họa công thức trên: 

Một khách hàng C đến ngân hàng A gửi tiết kiệm với số tiền là 500 triệu đồng. Dưới đây chúng ta sẽ tính để so sánh về lãi suất trong trường hợp gửi ngắn hạn và dài hạn: 

  • Trường hợp 1: Khách hàng C thực hiện lãi nhập gốc nhưng với kỳ hạn ngắn là 3 tháng. Với mức lãi suất 6%, vậy sau kỳ hạn 3 tháng số tiền lãi nhận được là: 
  • Tiền lãi: 500 triệu * 6%/12 * 3 = 7,5 triệu đồng. 

Và sau đó khách hàng C không đến nhận lãi theo kỳ hạn 3 tháng/1 lần. Mà để lãi nhập gốc thì các lần sau đó khách hàng C sẽ nhận tiền lãi như sau: 

  • Lần 2: Tiền lãi = (500 triệu đồng + 7,5 triệu đồng) * 6%/12 * 3 = 7,61 triệu đồng.
  • Lần 3: Tiền lãi = (500 + 7,5 + 7,61) x 6%/12 * 3 = 7,73 triệu đồng.
  • Lần 4: Tiền lãi = (500 + 7,5 + 7,61 + 7,73) * 6%/12 * 3 = 7,84 triệu đồng.

Vậy khi thực hiện phương thức nhập lãi gốc với kỳ hạn 3 tháng thì sau 12, thì tổng số tiền lãi là 30,68 triệu đồng.

  • Trường hợp 2: Khách hàng C không thực hiện nhập lãi gốc. Mà gửi tiết kiệm 500 triệu với lãi suất 8%/năn. Vậy số tiền lãi khách hàng C nhận được sau 1 năm là: 
  • Tiền lãi = 500 triệu * 8%/12 * 12 tháng = 40 triệu .
  • Như vậy theo số liệu tính trong ví dụ thì nếu khách hàng C gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn theo hình thức lãi nhập gốc sẽ nhận được ít tiền lãi hơn. So với việc gửi tiết kiệm không theo hình thức lãi nhập gốc với kỳ hạn dài. 

Ngoài công thức tính lãi nhập gốc ở trên, thì khách hàng có thể tham khảo nhiều công thức tính lãi suất nhanh gọn khác của Taichinhz. 

Mặc dù khi chọn phương thức lãi nhập gốc để gửi tiết kiệm thì mức lãi suất sẽ không cao hơn. Nhưng không có nghĩa khách hàng không nên chọn phương thức này.

Bởi tùy vào lãi suất của từng kỳ hạn của ngân hàng thì tiền lãi sẽ khác nhau. Và đặc biệt khi lãi suất của việc gửi ngắn hạn và dài hạn tương đương nhau. Thì rất có thể khi áp dụng phương thức lãi nhập gốc thì tiền lãi có thể cao hơn.

Khách hàng nên cân nhắc kỹ các trường hợp dưới đây, để việc gửi tiết kiệm phù hợp hiệu quả nhất: 

  • Khách hàng nên lựa chọn gửi tiết kiệm ngắn hạn lãi nhập gốc, trong trường hợp thường xuyên cần sử dụng tiền. Bởi với hình thức này thì khi rút tiền trước hạn sẽ không bị nhận lãi suất không kỳ hạn.
  • Khách hàng nên gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài để được hưởng mức lãi suất cao hơn, trong trường hợp không cần sử dụng khoản tiền đó. 
Công thức tính lãi nhập gốc

Công thức tính lãi nhập gốc gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Công thức tính tiền lãi:

Tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x lãi suất tiền gửi (tháng)/30 ngày

Trong đó: 

Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (số dư tiền gửi x số ngày thực tế tồn tại số dư).

Công thức tính gốc mới:

Gốc mới = Dư gốc + số tiền lãi nhập gốc

Ví dụ minh họa công thức trên:

Khách hàng A gửi tiết kiệm tại ngân hàng C với số tiền 500 triệu và áp dụng phương thức lãi nhập gốc không kỳ hạn. Với mức lãi suất 2%/tháng và số ngày thực tế số dư tồn tại trong 1 tháng là 28 ngày.

Vậy sau 1 tháng số tiền lãi khách hàng A nhận được là:

Tiền lãi = (500 triệu đồng * 28) * 2%/30 = 9,33 triệu đồng

Kết luận

Bên trên là những chia sẻ của Taichinhz về lãi nhập gốc và công thức tính lãi nhập gốc. Hy vọng rằng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều điều bổ ích. Qua đây các bạn đã biết cách gửi tiết kiệm hiệu quả và tối ưu nhất chưa? Hãy bình luận câu trả lời xuống bên dưới nhé. Cảm ơn các bạn. 

Gợi ý cho bạn

Review Camdonhanh.vn: Lãi suất, hạn mức, ưu đãi tháng 01/2025
Review Camdonhanh.vn: Lãi suất, hạn mức, ưu đãi tháng 01/2025
Camdonhanh.vn hoạt động vào năm 2015, với nhiều hình thức cầm đồ, lãi suất tối thiểu 1,5%/tháng, thời gian vay tối đa lên đến 12 tháng. Nội dung chính Thông tin pháp lýƯu điểm và nhược điểm của Camdonhanh.vnCác dịch
Review Mcredit: Lãi suất, hạn mức, ưu đãi tháng 01/2025
Review Mcredit: Lãi suất, hạn mức, ưu đãi tháng 01/2025
Có thể thấy Mcredit là đơn vị có các hình thức vay vốn đa dạng trên thị trường. Với mức lãi suất từ 20,04 – 38,64%, bạn có thể vay tiền mặt tối đa đến 100 triệu đáp ứng đủ nhu cầu

Bình luận

Bình luận