Đối với những doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hàng hóa thì tài sản cố định là một phần quan trọng không thể thiếu. Vi nó là vật tư, công cụ tham gia trực tiếp vào trong nhiều chu kỳ sản xuất. Do đó, để tính toán được lợi nhuận kinh doanh, chi phí một cách chính xác thì người kế toán phải xác định được hao mòn của tài sản cố định.
Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc các kiến thức liên quan đến khấu hao tài sản là gì? Ý nghĩa khấu hao tài sản trong kế toán là gì?
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Để có thể hiểu được khấu hao tài sản cố định là gì, trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tài sản cố định là gì trước nhé.
Hiện nay không có một khái niệm chung về tài sản cố định. Nhưng để được xác định là tài sản cố định thì nó phải là tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Tài sản cố định được chia làm hai loại:
- Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà xưởng, vật tư, máy móc, thiết bị, xe chở hàng…
- Ví dụ một nhà máy sản xuất giày dép vừa nhập về một máy đóng giày có giá 50 triệu đồng. Thì đây chính là TSCĐ hữu hình của họ.
- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, không thể cầm lấy, sờ nắm được. Nó có thể xác định được giá trị và là tài sản do doanh nghiệp nắm giữ.
- Tài sản cố định vô hình cũng được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê. Đây có thể là bằng phát minh, sáng chế, quyền phát hành, quyền tác giả,..
Khấu hao trong kế toán là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng.
Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng của tài sản đó khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Hoặc do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ khiến giá trị tài sản bị mất dần theo thời gian. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt vòng đời của tài sản cố định đó.
Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định đem đến một số lợi ích cho doanh nghiệp về cả mặt tài chính và quản lý. Nó có một số lợi ích cụ thể dưới đây:
- Là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn của mình hay nói cách khác tài sản cố định vừa tham gia quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ tạo thêm doanh thu cho doanh nghiệp. Khi hết thời hạn sử dụng, chủ doanh nghiệp cũng có thể thanh lý tài sản cố định.
- Tùy theo cách tính khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp có thể lập kế hoạch thu hồi hết vốn cố định đó khi tài sản hết thời gian sử dụng một cách hiệu quả nhất.
- Việc tính toán tài sản cố định còn góp phần vào công việc hình thành nên giá sản phẩm bán ra ngoài thị trường. Vì hao mòn tài sản cố định khiến cho giá trị của tài sản giảm dần theo thời gian, nên nó cũng được tính trong chi phí sản xuất.
- Ngoài ra, người ta khấu hao TSCĐ để tính toán cho việc tái đầu tư, tái sản xuất cho các dự án tiếp theo của công ty.
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định có thể được tính toán thông qua 3 cách dưới đây:
Khấu hao tuyến tính
Phương pháp khấu hao tuyến tính là cách tính đơn giản nhất trong 3 cách. Trong đó, người ta sẽ chia định mức khấu hao tài sản trải đều như nhau trong suốt thời gian sử dụng.
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy đang nhập về một máy ép mới có giá 100 triệu đồng. Thời gian sử dụng của máy này được nhà sản xuất khuyến cáo là có thể sử dụng được trong khoảng thời gian lên đến 10 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng.
Theo phương pháp khấu hao tuyến tính thì giá trị khấu hao theo từng năm của tài sản này sẽ là 10 triệu đồng/năm.
Khấu hao theo khối lượng sản phẩm
Ngoài dựa trên vòng đời sản phẩm, tài sản cố định cũng sẽ được tính khấu hao dựa trên số lượng sản phẩm mà nó sản xuất được. Chúng ta có công thức tính như sau:
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.
Trong đó:
- Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ/ Số lượng theo công suất thiết kế.
- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm. Hoặc tính theo công thức như sau:
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.
Khấu hao theo số dư giảm dần
Khấu hao theo số dư giảm dần được tính theo công thức như sau:
Giá trị khấu hao hàng năm = nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x với tỷ lệ khấu hao.
Kết luận
Khấu hao tài sản cố định là một trong những nghiệp vụ quan trọng của một nhân viên kế toán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, doanh thu… Việc tính toán khấu hao tài sản cố định là một mục bắt buộc phải có trong các báo cáo tài chính hoặc giấy tờ quyết toán thuế của doanh nghiệp.
Khấu hao tài sản cố định cũng đem đến nhiều lợi ích đối với nhà quản lý, giúp họ có thể nắm được chính xác tình hình kinh doanh hiện tại và đề ra các phương án sản xuất hợp lý dựa trên mức hao mòn tự nhiên hoặc cơ học của máy móc hoặc sự phát triển của khoa học công nghệ. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp các kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công!
Bình luận