Đại lý bảo hiểm được cho là những tổ chức, cá nhân trực tiếp tư vấn sản phẩm bảo hiểm. Vậy cụ thể thì đại lý bảo hiểm là gì? Điều kiện làm đại lý bảo hiểm nhân thọ như thế nào?
Bài viết này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về đơn vị hay cá nhân được công nhận là đại lý bảo hiểm. Ngoài ra, cũng sẽ cung cấp cho người dùng những quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của đại lý.
Đại lý bảo hiểm là gì?
Định nghĩa về đại lý bảo hiểm được thể hiện trong Điều 84, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Theo đó, đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động. Và phải tuân theo quy định của Luật bảo hiểm và các quy định khác có liên quan.
Đại lý bảo hiểm là một trong những kênh bán hàng hiệu quả. Mang đến doanh thu tốt, giúp phát triển sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nhận định rằng việc có quá nhiều đại lý bảo hiểm là “con dao hai lưỡi”. Việc khai thác ẩu những người chưa có kinh nghiệm thì chính doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm
Nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm quy định trong Điều 85 – Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:
Giới thiệu, chào bán bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm có nhiệm vụ giới thiệu, tư vấn những gói sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Đảm bảo phù hợp với điều kiện về rủi ro và tài chính của khách hàng. Cần giới thiệu về độ uy tín, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đã uỷ quyền.
Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm phải giúp người mua hoàn thiện những thủ tục cần thiết, kê khai trung thực. Từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phê duyệt gói bảo hiểm khách hàng đã đăng ký từ đại lý.
Thu phí bảo hiểm
Thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm, đến kỳ hạn khách hàng phải hoàn thành nộp phí bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm được uỷ quyền sẽ đến thu phí tại nhà, khách hàng không phải đến công ty.
Giải quyết bồi thường, xử lý khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm phải hỗ trợ khách hàng hoàn thành thủ tục để đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ công ty bảo hiểm mỗi khi phát sinh rủi ro. Đồng thời đại lý cũng cần xác minh thông tin của khách hàng và chuyển đến công ty bảo hiểm.
Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm phải thực hiện một số hoạt động khác theo quy định trong hợp đồng uỷ quyền.
Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm
Bởi vì đại lý bảo hiểm hoạt động theo sự ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm. Nên hành vi của đại lý có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích của khách hàng.
Nhưng điều này vẫn sẽ thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy vậy, doanh nghiệp bảo hiểm có thể có những biện pháp xử lý đại lý vi phạm thích hợp.
Nếu đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về lợi ích của người dùng bảo hiểm.
Tuy nhiên, đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm khoản tiền mà doanh nghiệp đã bồi thường cho khách hàng. Trách nhiệm này được quy định tại Điều 88 Luật kinh doanh bảo hiểm.
Dù vô tình hay cố ý gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của khách hàng thì đơn vị chịu trách nhiệm là doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều kiện hoạt động đại lý bán bảo hiểm
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được thể hiện trong Điều 86, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000.
Các cá nhân, tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
Đối với cá nhân:
- Phải là công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại Việt Nam
- Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm được Bộ tài chính chấp thuận.
Đối với tổ chức:
- Phải là một tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp
- Nhân viên tại các đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 86.
Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm như nào?
Các tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Cần phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 Luật này.
Là cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp bảo hiểm thì không được làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp đó.
Đại lý bảo hiểm không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác. Nếu như không được chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm đang làm đại lý.
Không được phép úi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có dưới mọi hình thức.
Những hành vi nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm?
Theo Thông tư 98/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính, đại lý bảo hiểm bị nghiêm cấm có các hành vi sau:
- Thông tin sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Tư vấn không chính xác các điều kiện, điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích của khách hàng.
- Ngăn cản khách hàng cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Hay xúi giục người mua không kê khai các chi tiết thông tin thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm khác để tranh giành khách hàng.
- Khuyến mại nhưng dưới hình thức bất hợp pháp: hứa hẹn giảm phí, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp.
- Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng mới.
Kết luận
Tóm lại, đại lý bảo hiểm là lực lượng giới thiệu và quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp. Các đại lý bảo hiểm giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm và mang lại lợi nhuận. Qua việc tư vấn, đại lý bảo hiểm sẽ giải thích cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm. Nhằm giúp tất cả mọi người đều sở hữu hợp đồng bảo hiểm hợp pháp và hiệu quả nhất.
Bình luận