Công thức tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế 2025

Để tìm hiểu kỹ hơn về công thức tính lợi nhuận trước thuế đừng bỏ qua bài viết này. Những thông tin về lợi nhuận trước thuế sẽ được chia sẻ ngay sau đây. Qua đó, bạn sẽ biết được cách tính cụ thể nhất. 

Tìm hiểu chi tiết lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế viết tắt là EBIT(Earnings Before Interest And Taxes). Đây là thuật ngữ khá quen thuộc với những người làm kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế chính là số liệu cụ thể đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp thực hiện trước khi thanh toán thuế và lãi vay. 

Lợi nhuận trước thuế là chỉ số đo lường lợi nhuận thuần của doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế là chỉ số đo lường lợi nhuận thuần của doanh nghiệp

Hiểu một cách đơn giản, lợi nhuận trước thuế chính là phần lợi nhuận khi chưa trừ thuế, các chi phí đi kèm. Chỉ số lợi nhuận này không thể thiếu trong các báo cáo thu nhập giao dịch của doanh nghiệp.

Thông qua chỉ số này, nhà quản trị sẽ đánh giá được doanh nghiệp hoạt động có lời hay thua lỗ. 

Tầm quan trọng của lợi nhuận trước thuế

Trước khi tìm hiểu công thức tính lợi nhuận trước thuế, bạn cần hiểu rõ tầm quan trọng của chỉ số này. Trong quy trình kế toán của doanh nghiệp không bao giờ thiếu việc tính chỉ số EBIT. Chỉ số này giúp nhà quản trị đánh giá tình hình thực tế và phân tích đầu tư. 

Chỉ số EBIT giúp nhà đầu tư đánh giá đúng tình trạng doanh nghiệp
Chỉ số EBIT giúp nhà đầu tư đánh giá đúng tình trạng doanh nghiệp

Thông qua chỉ số EBIT của doanh nghiệp, nhà quản trị cũng đánh giá được hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không. Cùng với đó, lợi nhuận trước thuế còn giúp so sánh hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên mức thuế suất. 

So sánh lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế là chỉ số vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có sự khác biệt. 

Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có sự khác nhau về cách tính
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có sự khác nhau về cách tính

Theo đó, lợi nhuận trước thuế là tổng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp khi trừ đi các chi phí cố định và chi phí phát sinh. Trong khi lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại khi đã trừ thuế và tổng chi phí. 

Chỉ số lợi nhuận trước thuế giúp nhà quản trị đánh giá chính xác tình hình kinh doanh. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư có quyết định đầu tư hợp lý. Những chỉ số này của doanh nghiệp thường thu hút các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính. 

Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là kết quả cho việc doanh nghiệp kiểm soát chi phí như thế nào. Chỉ số này quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lời hay lỗ.

Thông qua đó, doanh nghiệp biết được tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/tài sản và đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. 

Ý nghĩa của giá trị lợi nhuận trước thuế với doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp, chỉ số lợi nhuận EBIT có ý nghĩa rất quan trọng. Dựa vào công thức tính lợi nhuận trước thuế để cho ra chỉ số chính xác sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong phát triển. 

Chỉ số EBIT có vai trò quan trọng với doanh nghiệp
Chỉ số EBIT có vai trò quan trọng với doanh nghiệp
  • Chỉ số EBIT là cơ sở để ngân hàng, công ty tài chính cân nhắc hạn mức cho vay. Theo đó, chỉ số lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp thì khả năng được duyệt hồ sơ càng cao. Bởi doanh nghiệp hoạt động tốt, chỉ số EBIT mới tăng trưởng và đảm bảo khả năng trả vốn vay. 
  • Dựa trên chỉ số lợi nhuận trước thuế sẽ xác định được tình hình kinh doanh. Nếu chỉ số EBIT thấp có nghĩa doanh nghiệp đang trong tình trạng báo động. Lúc này doanh nghiệp dễ đối mặt với nguy cơ phá sản, giải thể. 
  • Chỉ số EBIT còn phản ánh khả năng phát triển của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Thông qua đó, sẽ đánh giá được khả năng tái đầu tư cho những năm kế tiếp. Nếu chỉ số EBIT thấp, doanh nghiệp cần xem xét và khắc phục kịp thời.  

Cách tính lợi nhuận trước thuế chi tiết nhất

Với bộ phận kế toán, tính lợi nhuận trước thuế là việc không thể bỏ qua khi tổng kết năm tài chính. Theo đó công thức tính lợi nhuận trước thuế cụ thể như sau:

Lợi nhuận trước thuế có thể tính theo tháng, quý hoặc năm
Lợi nhuận trước thuế có thể tính theo tháng, quý hoặc năm

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh

Trong đó:

  • Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp. 
  • Chi phí cố định chính là vốn, chi phí sản xuất, vận chuyển, thuê nhân viên, địa điểm,… cùng hàng loạt chi phí khác. 
  • Chi phí phát sinh là những khoản phí phát sinh không nằm trong kế hoạch của doanh nghiệp. Những khoản phí này phát sinh từ hoạt động vận hành cần thiết. 

Dựa trên công thức tính lợi nhuận trước thuế, kế toán có thể tính được chỉ số EBIT theo tháng, quý hoặc năm. Từ đó doanh nghiệp sẽ có cơ sở đánh giá tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. 

Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp

Sau khi xác định chỉ số EBIT dựa trên công thức tính lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp có thể kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo đó, các chỉ tiêu được đánh giá gồm:

Lợi nhuận của doanh nghiệp dựa trên chỉ số lợi nhuận của nhiều hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận của doanh nghiệp dựa trên chỉ số lợi nhuận của nhiều hoạt động kinh doanh
  • Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh: Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí kinh doanh. Trong đó bao gồm: giá sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ. 
  • Lợi nhuận của hoạt động tài chính: Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu, chi phí liên quan đến tài chính. 
  • Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác: Đây là khoản chênh lệch giữa các hoạt động kinh doanh khác nhau. Thêm vào đó là các khoản thuế phải nộp theo quy định trong mỗi kỳ kinh doanh. 

Những câu hỏi liên quan về lợi nhuận trước thuế

Dù nắm rõ công thức tính lợi nhuận trước thuế, nhưng nhiều người vẫn rất băn khoăn về chỉ số này. Dưới đây là những câu hỏi liên quan đến chỉ số lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế âm doanh nghiệp cần điều chỉnh định hướng kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế âm doanh nghiệp cần điều chỉnh định hướng kinh doanh

Chỉ số EBIT âm có phải nộp thuế không?

Theo Thông tư hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất, nếu lợi nhuận trước thuế âm, doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí này sẽ được chuyển lỗ tối đa trong vòng 5 năm. 

Biên lợi nhuận trước thuế có ý nghĩa gì?

Biên lợi nhuận trước thuế là một công cụ kế toán tài chính. Công cụ này được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp/công ty kết hợp công thức tính lợi nhuận trước thuế. Chỉ số biên lợi nhuận trước thuế thường dùng để so sánh lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cùng một ngành. 

Doanh nghiệp cần làm gì khi chỉ số EBIT thấp?

Chỉ số EBIT thấp có thể do nhiều nguyên nhân. Vì thế, để thay đổi kết quả lợi nhuận của kỳ kinh doanh kế tiếp, bạn cần xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chỉ số EBIT. 

Nếu lợi nhuận trước thuế thấp do giá vốn của sản phẩm cao, bạn cần đánh giá lại chuỗi cung ứng. Theo đó, bạn có thể chọn các sản phẩm rẻ hơn hoặc thuê ngoài để giảm chi phí sản xuất. 

Trường hợp lợi nhuận trước thuế thấp do chi phí không cân xứng hãy kiểm tra lại tất cả các khâu vận hành. Sau đó cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết. 

Qua những thông tin trên đây ta thấy được tầm quan trọng của chỉ số EBIT với doanh nghiệp. Dựa vào công thức tính lợi nhuận trước thuế, bạn sẽ biết được chỉ số của doanh nghiệp hiện ở mức an toàn hay không. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ ngay với Taichinhz ngay hôm nay nhé!

Gợi ý cho bạn

GRDP là gì? 3 cách tính tổng sản phẩm trên địa bàn
GRDP là gì? 3 cách tính tổng sản phẩm trên địa bàn
Bài viết dưới đây Taichinhz sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về GRDP là gì? Bên cạnh đó, bạn cũng nắm được 3 cách tính tổng sản phẩm trên địa bàn chi tiết nhất. Rất nhiều thông tin bổ

Bình luận

Bình luận