Bài viết này Taichinhz sẽ giải đáp mọi thắc mắc giúp bạn đọc hiểu rõ về công thức tính lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó bạn cũng nắm được các bước thực hiện và những lưu ý quan trọng. Rất nhiều thông tin bổ ích đang chờ bạn khám phá đấy!
Phân biệt lợi nhuận sau thuế và trước thuế
Lợi nhuận chia làm 2 loại trước thuế và sau thuế. Rất nhiều người chưa hiểu rõ và có thể phân biệt 2 dạng này. Lợi nhuận trước thuế hay gọi chính xác là trước thuế và lãi. Nó là phần lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập.
Lợi nhuận trước thuế thường được tính theo công thức:
- Cách 1: Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thu về từ kinh doanh + Lợi nhuận trong quá trình hoạt động tài chính + Lợi nhuận phát sinh bất thường.
- Cách 2: Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu có được – Tổng phí phát sinh – Tổng phí cố định.
Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức tính như thế nào?
Vậy lợi nhuận sau thuế khác như thế nào? Nó là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ tất cả các khoản chi phí và tiền thuế thu nhập. Khi kết thúc 1 năm tài chính, tất cả các doanh nghiệp đều phải tiến hành quyết toán thuế và đóng thuế cho Nhà Nước.
Công thức tính lợi nhuận sau thuế như sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN
Với công thức này, khi tính thu nhập ròng ta chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Hướng dẫn chi tiết cách tính lợi nhuận sau thuế
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách tính lợi nhuận sau thuế. Tin rằng bạn dễ dàng thực hiện được và quan sát liệu doanh nghiệp lãi hay lỗ trong 1 năm qua. Nhờ vậy, bạn có những định hướng để phát triển doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Bước 1: Tính tổng doanh thu
Tổng doanh thu là số tiền mà một công ty kiếm được bằng cách bán hàng hóa hoặc dịch vụ của mình trong một khoảng thời gian. Để tính toán chính xác, bạn cần kết hợp các luồng doanh thu để tìm ra tổng cuối.
Chúng ta có thể tính tổng doanh thu bằng cách nhân giá mỗi sản phẩm với tổng số đơn vị của sản phẩm đó đã được bán. Công thức tính tổng doanh thu:
Tổng Doanh thu = Giá cả x Số lượng hàng hóa bán ra
Giả sử một cửa hàng bán được 100 chiếc xe máy trong 1 tháng. Mỗi chiếc xe máy có giá 50 triệu. Tổng doanh thu của cửa hàng tháng đó là 100 x 50 = 5 tỷ.
Bước 2: Tính tổng chi phí
Chi phí kinh doanh lại là những hao phí liên quan đến hoạt động kinh doanh phát sinh trong 1 khoảng thời gian. Khi tiến hành sản xuất hay kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải chịu 3 chi phí chính
- Chi phí dành cho tư liệu lao động.
- Chi phí dành cho đối tượng lao động.
- Chi phí dành cho sức lao động.
Chưa kể đến các hao phí nguyên vật liệu hay khấu hao máy móc thiết bị. Vậy công thức tính tổng chi phí của doanh nghiệp như sau:
Tổng chi phí = toàn bộ các hao phí về lao động và vật chất đã phát sinh trong thời kỳ kinh doanh = Chi phí sản xuất kinh doanh + Chi phí tài chính + Chi phí khác.
Bước 3: Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Công thức tính cụ thể:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trong đó
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển.
- Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam: 20%.
- Mức thuế suất cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm: 32% – 50%.
- Mức thuế suất cho các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc: 50%.
Bước 4: Áp dụng công thức tính lợi nhuận sau thuế
Sau khi đã tính ra được tổng chi phí và tổng doanh thu của doanh nghiệp, bạn áp vào công thức sau đây:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN
Công thức này rất đơn giản và hầu như ai cũng có thể thực hiện được. Quan trọng nhất bạn cần phải tính chuẩn xác tổng chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra. Bởi lẽ có những khấu hao tài sản, máy móc vô hình bạn cần bổ sung thêm.
Lưu ý cần nắm trong quá trình tính lợi nhuận sau thuế
Bạn cũng cần nắm được một số lưu ý quan trọng về lợi nhuận sau thuế bao gồm:
- Sau khi tính ra lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng, toàn bộ được chia đều cho các thành viên góp vốn với số tiền tính theo tỷ lệ góp vốn.
- Nếu năm trước doanh nghiệp tính lợi nhuận sau thuế âm, lợi nhuận ròng năm nay phải bù lỗ năm trước rồi mới chia cho các cổ đông.
- Pháp luật quy định phải trích lập theo tỷ lệ một số quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế như quỹ dự phòng tài chính 10%, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư và phát triển.
Câu hỏi thường gặp
Chắc chắn bạn đọc vẫn còn rất nhiều thắc mắc chưa được giải tỏa. Chúng tôi sẽ trả lời chi tiết một số câu hỏi thường gặp. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về công thức tính lợi nhuận sau thuế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế bao gồm:
- Chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
- Giá sản phẩm liên quan đến tổng doanh thu thu về.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế là cơ sở để kết luận công ty kinh doanh tốt, sinh lời hay thất bại, thua lỗ. Nhìn vào lợi nhuận ròng, nếu dưới 0, công ty đang chịu lỗ và cần điều chỉnh lại để hoạt động kinh doanh sinh lời. Nếu lợi nhuận lớn hơn 0 và có xu hướng tăng cao, chúc mừng công ty bạn đang làm ăn ngày càng phát đạt.
Lợi nhuận sau thuế càng cao thì công ty hoạt động càng tốt, mang nhiều giá trị hơn, dưới dạng lợi nhuận cho các cổ đông. Lợi nhuận ròng cho thấy công ty kiểm soát chi phí của mình như thế nào. Đây là 1 yếu tố quan trọng trong phân tích tỷ lệ và phân tích tài báo cáo tài chính.
Tỷ suất lợi nhuận ròng cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ suất này quyết định công ty, doanh nghiệp bán hàng có lãi hay phải chịu lỗ. ‘
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh. Do đó, người thực hiện đo đạc tài chính cần so sánh công ty với toàn ngành và các doanh nghiệp khác cùng thời điểm.
Trên đây là những thông tin bổ ích về công thức tính lợi nhuận sau thuế. Tin rằng bạn đã dễ dàng tính ra lợi nhuận ròng của công ty. Taichinhz chúc doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển hơn nữa!
Bình luận