Hiện nay ty cổ phần chính là hình thức doanh nghiệp duy nhất có quyền quyết định về cổ phần, từ mệnh giá, đến các loại cổ phần,… Vậy cổ phần là gì? Phân biệt các loại cổ phần trong công ty như thế nào? Hãy cùng chúng tôi trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
Cổ phần là gì?
Trong Luật doanh nghiệp 2020, cổ phần không có định nghĩa chính xác. Mà cổ phần được quy định trong phần vốn điều lệ của công ty cổ phần.
- Cổ phần chính là những phần bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ. Và chính là đơn vị nhỏ nhất được chia ra từ vốn điều lệ. Những người nắm trong tay cổ phần chính là cổ đông của công ty.
- Giá trị của cố phần nào thì sẽ do công ty đó quyết định, sau đó ghi vào cổ phiếu. Giá bán cổ phần trên thị trường có thể khác so với mệnh giá cổ phần gốc.
- Bất cứ một ai có cổ phần thì đều có tư cách là cổ đông của công ty, dù lúc thành lập công ty họ có tham gia hay là không.
- Ngoài ta cổ phần còn được hiểu là một loại tài sản, chứng khoán. Giúp thể hiện quyền của các cổ đông với vốn chủ sở hữu. Và cũng để nói lên giới hạn trách nghiệm đối với nghĩa vụ công ty của các cổ đông.
Quyền kinh tế cổ đông đóng góp cổ phần và quyền không có tính chất kinh tế trong quy định về cổ phần
Khi cổ đông sở hữu cổ phần, sẽ dẫn đến các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật và điều lệ. Các quyền này bao gồm năm quyền kinh tế và nắm quyền không có tính chất kinh tế. Cùng tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây:
Năm quyền kinh tế của cổ đông đóng góp cổ phần
- Thứ nhất, quyền được chia cổ tức.
- Thứ hai, quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán.
- Thứ ba, quyền chuyển nhượng và định đoạt cổ phần.
- Thứ tư, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần.
- Thứ năm, quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản.
Năm quyền không có tính chất kinh tế trong quy định về cổ phần
- Thứ nhất, quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
- Thứ hai, quyền tiếp cận thông tin.
- Thứ ba, quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.
- Thứ tư, quyền đề cử người quản lý.
- Thứ năm, quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của cơ quan quản lý.
Khi sở hữu cổ phần, thì các cổ đông cũng phải thực hiện nghĩa vị theo những quy định của pháp luật. Nhất là có trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty. Tuy nhiên ở khía cạnh này, cổ đông chỉ thể hiện trách nhiệm giới hạn.
Còn công ty có tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty. Cổ đông sẽ có trách nhiệm hữu hạn tùy thuộc vào số cổ phần của họ.
Phân biệt các loại cổ phần trong công ty
Hiện nay tại các công ty cổ phần được chia thành hai loại chính là: Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Đối với cả hai loại cổ phần thì việc các cổ đông sở hữu sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau.
Dựa vào số lượng cổ phần mà họ sở hữu. Các quyền và trách nhiệm của cổ đông sẽ được quy định theo luật và điều lệ của công ty.
Cổ phần phổ thông
Đây là loại cổ phần cơ bản, được mặc định tại tất cả các công ty cổ phần hiện nay.
Cổ phần phổ thông là thành phần bắt buộc tại các công ty cổ phần. Khác với cổ phần ưu đãi. Bởi cổ phần ưu đãi có thể không có, không nhất thiết.
Cổ phần ưu đãi
Đây là loại cổ phần mà những người sở hữu chúng được hưởng những ưu đãi khác nhau. Tuy nhiên thì cũng sẽ bị hạn chế một số quyền so với những người sở hữu cổ phần phổ thông. Trong công ty có thể có cổ phần ưu đãi hoặc không.
Trong công ty, cổ phần ưu đãi được coi là cổ phần đặc biệt. Bởi mỗi cổ đông ưu đãi sẽ nhận được quyền quản lý một hoạt động của công ty.
Cổ phần ưu đãi sẽ được chia thành các loại khác nhau. Mỗi loại cổ phần ưu đãi sẽ đem lại cho cổ đông những quyền và nghĩa vụ trách nhiệm khác nhau.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết
Đây là loại cổ phần có số lượng biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Điều lệ công ty sẽ quy định số biểu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi trong công ty.
Những thành phần được nhận cổ phần ưu đãi biểu quyết:
- Tổ chức được Chính phủ ủy quyền đại diện phần vốn Nhà nước trong các Công ty cổ phần. Và phải có vốn của Nhà nước Cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu của bất kỳ công ty cổ phần nào.
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, bắt buộc không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
- Những tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập. Sẽ được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm. Tính từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi hết thời hạn, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Cổ phần ưu đãi cổ tức
Đây là loại cổ phần được trả mức cổ tức cao hơn so với mức cổ tức được trả của cổ phần phổ thông. Hoặc cổ tức của mức ổn định hàng năm.
Cổ phần ưu đãi cổ tức được chia hằng năm và bao gồm: Cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định. Còn cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Mức cổ tức của cổ phần ưu đãi cổ tức có thể cao hơn mức cổ tức của cổ phần phổ thông. Bởi còn tùy vào các trường hợp khác nhau, chứ không phải lúc nào cũng vậy. Công ty cổ phần sẽ thanh toán cổ tức của cổ phần ưu đãi, ngay cả khi không có lợi nhuận.
Tuy nhiên công ty sẽ không đáp ứng các điều kiện áp dụng cho việc chia cổ tức của cổ phần phổ thông. Hai yếu tố này thể hiện rõ nhất tính chất ưu đãi của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại
Đây là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn theo yêu cầu của chủ sở hữu cổ phần. Hoặc dựa vào các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Bởi công ty có nghĩa vụ hoàn lại bất kỳ khi nào theo yêu cầu của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại
Cổ phần ưu đãi hoàn lại giúp cho cổ đông có các quyền khác như cổ đông phổ thông. Ngoại trừ khi cổ đông không có quyền biểu quyết. Hoặc không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại có tính chất như khoản nợ của công ty. Tuy nhiên vẫn có có thể được ghi nhận là một khoản mục trong vốn chủ sở hữu.
Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
- Ngoài các loại cổ phần ưu đãi được pháp luật quy định ở trên. Thì các cổ đông còn có quyền thỏa thuận về cổ phần ưu đãi cho cổ đông. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào tính chất hoạt động của công ty.
- Kết luận: Đối với mỗi loại cổ phần ưu đãi, cổ đông sẽ được hưởng quyền lợi trách nhiệm khác nhau. Không lặp lại với loại cổ phần khác.
Lưu ý: Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần cổ đông. Tuy nhiên, cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi.
Kết luận:
Bên trên là những thông tin về cổ phần và các loại cổ phần trong công ty. Mỗi loại cổ phần sẽ có tính chất khác nhau. Cũng như đem lại cho cổ đông các quyền lợi, trách nhiệm khác nhau. Qua đó các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về cổ phần chưa nào?
Hãy bình luận câu trả lời xuống dưới nhé. Cảm ơn các bạn!
Bình luận