Tìm hiểu về chính sách tiền tệ

Thời gian khoảng 100 năm quay trở lại đây, nền kinh tế luôn theo đà phát triển và hội nhập. Đó cũng là nguyên nhân khiến các chính sách tiền tệ trở thành một điều đáng quan tâm.

Vậy chính sách tiền tệ là gì? Phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến các chính sách này như thế nào? Bạn đang tìm các thông tin về các công cụ và vai trò của những chính sách tiền tệ hiện hành và hạn chế của chúng?

Bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích, cùng tham khảo nhé.

Chính sách tiền tệ là gì?

Khi tìm hiểu về chính sách tiền tệ, đầu tiên ta cần hiểu về định nghĩa của nó. Về cơ bản, chính sách tiền tệ là thuật ngữ chỉ chung các chính sách được dùng để ổn định tiền tệ. Các chính sách này thường ứng dụng các công cụ hoạt động tín dụng, ngoại hối linh hoạt để ổn định nền kinh tế.

Chính sách này được ngân hàng trung ương sử dụng là các chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm đạt được các mục tiêu ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển. Đồng thời, đi đôi với sự ổn định và phát triển, nền kinh tế cũng sẽ sở hữu những sự ổn định về giá cả, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng cường hội nhập và tăng trưởng.

Phân loại chính sách tiền tệ

Dựa theo mức cung đối với nền Kinh tế, chính sách tiền tệ được chia thành 2 loại cơ bản: chính sách tiền tệ mở rộng (hay nới lỏng) và chính sách tiền tệ thắt chặt (hay thu hẹp). Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng linh hoạt hai loại chính sách này để điều hòa và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Chính sách tiền tệ mở rộng

Đúng theo tên gọi, chính sách này mang tính chất mở rộng các nguồn cung tiền lớn hơn nhu cầu của nền kinh tế.

Mục đích là nó sẽ khiến các mức lãi suất tiền tệ giảm, thúc đẩy làm tăng các nhu cầu kinh doanh, đầu tư. Khi có thêm các nhu cầu kinh doanh và mở rộng đầu tư, hệ quả sẽ kéo theo các nhu cầu về nhân công. Do đó đây cũng là cách để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.

Các cách cơ bản để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng:

  • Áp dụng chính sách thu mua trên thị trường chứng khoán.
  • Điều chỉnh hạ thấp mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
  • Hạ thấp các phần lãi suất chiết khấu.

Trong các trường hợp cụ thể, có thể thay đổi linh động hoặc kết hợp các cách này để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chính sách này thường được áp dụng cho nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao. Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng được xem là “chính sách tiền tệ chống suy thoái”.

Chính sách tiền tệ thắt chặt

Chính sách này có bản chất ngược lại với chính sách tiền tệ mở rộng, nghĩa là giới hạn và thu hẹp mức cung tiền cho các hoạt động kinh tế.

Các quyết định của Ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giúp tăng lãi suất thị trường, thu hẹp các nhu cầu kinh doanh và đầu tư. Khi đó, mức giá chung thị trường sẽ giảm ở các mức độ khác nhau.

Các cách cơ bản để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt:

  • Bán ra trên thị trường chứng khoán.
  • Tăng mức dự trữ bắt buộc.
  • Đẩy cao các phần lãi suất chiết khấu, nghiêm kiểm các hoạt động tín dụng…

Chính sách tiền tệ thắt chặt thường được thực hiện khi nền kinh tế quốc gia phát triển vượt ngưỡng cho phép. Hệ quả của những phát triển thái quá của nền kinh tế là các lạm phát gia tăng theo cấp số nhân, gây ảnh hưởng tới quốc gia.

Do đó, các chính sách tiền tệ thắt chặt được mệnh danh là các chính sách chuyên dụng để chống lạm phát phát sinh.

Tùy theo mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ, Ngân hàng Trung ương sẽ lựa chọn một trong hai chính sách tiền tệ trên để áp dụng nhằm mang lại sự ổn định về kinh tế cho đất nước.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ

Có rất nhiều yếu tố cơ bản sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Với tầm vĩ mô, các chính sách tiền tệ sẽ chịu sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chính nó:

Yếu tố cạnh tranh và đa dạng hóa

Khả năng điều tiết thị trường được điều tiết bởi các chính sách tiền tệ chịu ảnh hưởng của các yếu tố cạnh tranh và sự đa dạng của chính nó.

Mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa những nhân tố tác động đến mức nguồn cung ngoài tín dụng làm giảm hiệu quả những tác động của chính sách tiền tệ.

Về cơ bản, nếu thị trường tài chính có thị phần tập trung chủ yếu thành tụ điểm tại các ngân hàng lớn, khiến sự cạnh tranh giảm sẽ gây ra các tác động đến tầm ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ.

Bên cạnh đó, cần lưu tâm các thị trường tạo áp lực đối với tác dụng của chính sách tiền tệ như thị trường phái sinh, chứng khoán hay bảo hiểm,…

Ảnh hưởng của mức tài chính riêng của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp

Những ảnh hưởng cơ bản tác động đến chính sách tiền tệ theo 3 hướng:

Khả năng tiếp cận vốn: Mức độ chi phí được hệ thống tài chính tài trợ tạo nên các tác động đến hành vi tiêu dùng và đầu tư của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp.

Cơ cấu đầu tư: Các cơ cấu danh mục đầu tư của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đối với tác động của chính sách tiền tệ đến giá bán của các tài sản khác như: cổ phiếu, bất động sản,…

Trạng thái ban đầu: Có ảnh hưởng đến tình trạng tài chính do nguồn vốn tiêu dùng và đầu tư chủ yếu bắt nguồn từ tiết kiệm và tái đầu tư lợi nhuận. Nếu nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, ảnh hưởng này sẽ hạn chế hơn.

Chính sách ngoại hối

Chính sách ngoại hối tác động đến hiệu quả của chính sách tiền tệ. Trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn, khả năng thay thế giữa tài sản trong nước và tài sản nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến các chính sách tiền tệ.

Khi khả năng thay thế là ổn định, sự dịch chuyển của dòng vốn sẽ trung hòa các tác động của chính sách tiền tệ.

Để các doanh nghiệp bớt phụ thuộc vào tín dụng trong nước, cần tạo ra các tác động giúp tăng khả năng tiếp cận dòng vốn từ nước ngoài, từ đó làm giảm tác động của chính sách tiền tệ lên tổng cầu tiền tệ.

Tình trạng đô la hóa trên thị trường tài chính

Do thế giới đang trên đà hội nhập, nên đô la được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn, dẫn đến tình trạng đô la hóa diễn ra phổ biến. Điều đó đã đặt ra thách thức cho việc xây dựng và điều hành các chính sách tiền tệ.

Tình trạng đô la hóa đối với tiền mặt gây hạn chế khả năng đo lường đối với các nguồn cung tiền tệ kinh tế. Khi đó thị trường tài chính cần có các đối sách để kiểm soát thống kê tổng lượng tiền, xác định các mục tiêu cung – cầu,…

Tình trạng đô la hóa dẫn đến các hệ quả như mất cân đối kỳ hạn và chênh lệch loại tiền tệ cho cả 2 phía tài sản có và tài sản nợ.

Các công cụ của chính sách tiền tệ

Các công cụ của chính sách tiền tệ được dùng để điều chỉnh mức cung tiền trong nền kinh tế:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Ngân hàng trung ương thường yêu cầu các ngân hàng thương mại đảm bảo một mức tiền dự trữ đạt tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi huy động. Các thay đổi tăng – giảm của tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm thay đổi lượng cung tiền tệ.

Ví dụ:

Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng tăng, nguồn cung tiền tệ sẽ giảm xuống và ngược lại.

Do đó, Ngân hàng trung ương có thể điều tiết được cung tiền bằng cách tăng hoặc giảm các tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Nghiệp vụ thị trường mở

Trên thị trường mở, hoạt động Ngân hàng Trung ương mua vào hoặc bán ra các chứng khoán tài chính sẽ kích hoạt nghiệp vụ thị trường mở.

Việc này gây ra các ảnh hưởng tới  khối lượng dự trữ tiền tệ của các Ngân hàng thương mại, dẫn đến các tác động tích cực đến khả năng cung ứng tín dụng của chính ngân hàng đó. Điều này sẽ tạo ra các thay đổi trong cơ cấu khối lượng tiền tệ.

Ví dụ:

Khi ngân hàng Trung ương muốn mua các trái phiếu của chính phủ trên thị trường tự do, họ đã in thêm 1 triệu đồng và đầu tư tất tay.

Khi đó các ngân hàng tư nhân, ngân hàng thương mại khác sẽ không mua được 1 triệu đồng trái phiếu này, nhưng họ lại nhận lại được phần tiền mặt do ngân hàng trung ương mua trái phiếu để đẩy vào nguồn cung.

Ngược lại, khi ngân hàng trung ương bán 1 triệu đồng trái phiếu này sẽ khiến quá trình vừa rồi bị đảo ngược dẫn đến giảm nguồn cung tiền tệ.

Lãi suất chiết khấu

Khi Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thương mại vay nhằm đáp ứng các nhu cầu tiền tệ, họ sẽ thu lãi suất. Phần lãi suất này có thể thay đổi khi các cơ quan hữu trách về tiền tệ cần điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi thay đổi lượng tiền cơ sở sẽ gây ra các thay đổi tương tự đối với nguồn cung và lượng cung tiền.

Ví dụ:

Khi các ngân hàng thương mại nhận thấy việc dự trữ tiền mặt quá ít để đáp ứng được hết những nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng, họ sẽ có nhu cầu vay Ngân hàng Trung ương để đủ nguồn cung.

Nhưng lãi suất tái chiết khấu cao sẽ khiến ngân hàng thương mại phải dè chừng và tự nguyện dự trữ nhiều nguồn cung tiền hơn. Điều này cũng giúp giúp làm giảm cung tiền trên thị trường.

Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế

Vai trò của chính sách tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế là điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế vĩ mô. Thông qua các chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát hệ thống tiền tệ để kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo sự ổn định trong mua và bán nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, các chính sách tiền tệ còn được sử dụng làm công cụ dùng để kiểm soát các ngân hàng thương mại và hệ thống các tổ chức tín dụng khác.

chinh-sach-tien-te

Khống chế tỷ lệ thất nghiệp – Tạo ra công ăn việc làm

Bất kể chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp, chúng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến việc các nguồn lực xã hội có được sử dụng hiệu quả, ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh và đầu tư, từ đó tạo nên những thay đổi làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát tăng lên. Vấn đề này đòi hỏi ngân hàng Trung ương phải vận dụng các công cụ tiền tệ để thay đổi cục diện. Họ cần tạo thay đổi để góp phần thúc đẩy tăng cường và mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, ngân hàng Trung ương cần tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục, tạo sự ổn định và khống chế để tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.

Tăng trưởng kinh tế

Mức tăng trưởng kinh tế là thước đo độ hiệu quả của các chính sách tiền tệ, bởi vì nó chính là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất. Mức tăng trưởng kinh tế được xác định thông qua hai yếu tố: mức tổng cầu và lãi suất. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự tăng và giảm của khối tiền tệ.

Tăng trưởng khối tiền tệ tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất, tổng sản lượng quốc gia, đồng nghĩa sẽ tạo tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Vì vậy, các chính sách tiền tệ nên được xác định mục tiêu làm tăng hay giảm các khối tiền tệ thích hợp để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Ổn định giá cả trên thị trường

Đối với bất cứ nền kinh tế nào, sự ổn định giá cả đều đóng vai trò cực quan trọng giúp ngân hàng Trung ương xác định phương hướng phát triển kinh tế một cách hiệu quả.

Việc ổn định giá cả trên thị trường sẽ tạo môi trường ổn định để đầu tư, tạo nền móng góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất tạo nguồn lợi kinh tế.

Ổn định lãi suất

Việc thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng được gọi là ổn định lãi suất. Các nguồn tiền gửi của xã hội được dùng để xác lập các quỹ cho vay với một hệ thống lãi suất linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.

Ổn định thị trường tài chính và ngoại hối

Thị trường tài chính ổn định nhờ các chính sách tài chính tiền tệ, từ đó điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ. Sự ổn định lãi suất thúc đẩy sự ổn định thị trường tài chính, đồng thời những biến động trong lãi suất sẽ tạo nên những bất ổn đối với các tổ chức tài chính.

Việc tỷ giá ổn định không chỉ có tác động tích cực mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với thị trường ngoại hối. Được đánh giá là một yếu tố vĩ mô quan trọng, sự ổn định tỷ giá sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài xem xét khi họ có ý định đầu tư vào một quốc gia nào đó.

Do đó, để củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, cần tạo ra sự ổn định thị trường tài chính và ngoại hối.

Tùy theo độ hướng ngoại của nền kinh tế nhiều hay ít, những sự thay đổi tăng giảm tỷ giá sẽ tạo ra các ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền dẫn đến các tác động đến hoạt động của nền kinh tế.

Hạn chế của chính sách tiền tệ

Bên cạnh các vai trò quan trọng, các chính sách tiền tệ vẫn chứa một vài hạn chế nhất định:

Hạn chế hiệu lực của các chính sách tiền tệ nếu nhà đầu tư tư nhân không thật sự nhạy cảm với lãi suất. Nguyên nhân do lãi suất và mức cung tiền được điều chỉnh đã tác động gián tiếp đến tổng nhu cầu tiêu dùng và điều tiết đầu tư tư nhân, dẫn đến lạm phát. Khi đó, các chính sách tiền tệ sẽ không đạt được những hiệu quả mong muốn.

Ảnh hưởng của việc in thêm tiền: Các chính sách tiền tệ thắt chặt tạo để kiểm soát các tác động tiêu cực của lạm phát,.. khiến Nhà nước chịu áp lực thâm hụt ngân sách. Để bù đắp, Chính phủ thường lựa chọn in thêm tiền, tuy nhiên nó lại mang đến các tác động đi ngược lại với các tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt.

Giảm lãi suất do sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng khiến các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng. Khi đó phần lớn nguồn tiền mặt không nằm trong tay các ngân hàng, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn, làm giảm hiệu quả chính sách.

Kết luận

Các chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nền kinh tế thị trường. Những thay đổi của chính sách tiền tệ sẽ tác động gián tiếp hoặc trực tiếp tạo ra những thay đổi của một số yếu tố kinh tế, từ đó tác động đến sự phát triển của nền kinh tế.

Sử dụng các chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương sẽ đạt được các mục tiêu về kinh tế như ổn định giá cả, tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, đẩy mạnh phát triển kinh tế,… Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy bình luận để nhận được hỗ trợ của chúng tôi nhé.

Gợi ý cho bạn

Ngân hàng nào chuyển tiền không mất phí 2025
Ngân hàng nào chuyển tiền không mất phí 2025
Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Bạn sẽ biết thêm về chương trình ưu đãi chuyển tiền miễn phí của các ngân hàng hiện nay Nội dung chính Tìm hiểu về chuyển tiền ngân hàngMột

Bình luận

Bình luận