Chi phí cơ hội là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong kinh tế học. Đa phần những người theo chuyên ngành này đều nắm được cách xác định chi phí cơ hội. Ứng dụng của loại chi phí này để đánh giá nhiều khía cạnh lựa chọn doanh nghiệp.
Đối với những bạn mới nhập môn, câu hỏi chi phí cơ hội là gì vẫn khá khó giải thích. Vậy xem thử những thông tin bài viết dưới đây cung cấp có gỡ rối thắc mắc của bạn hay không?
Chi phí cơ hội là gì?
Opportunity cost (OC) hay chi phí cơ hội là thuật ngữ dùng để xác định những giá trị của phương án tốt nhất mà bạn phải bỏ qua để chọn một phương án hiện tại.
Chi phí cơ hội không chỉ bao gồm tiền bạc, nó còn để chỉ các nhân tố khác như thời gian, các mối quan hệ. Bởi vậy, việc xác định chi phí cơ hội rất khó và đôi khi không có số liệu chính xác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đánh giá nó khi chọn thực thi một kế hoạch.
Cách xác định chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội được xác định theo công thức sau:
Giải thích công thức:
- OC: Chi phí cơ hội (Opportunity cost).
- FO: Lợi nhuận của lựa chọn tối ưu nhất/mang lại nhiều hiệu quả nhất bị bỏ qua (Return on the best foregone option).
- CO: Lợi nhuận của lựa chọn được lựa chọn (Return on chosen option).
Ví dụ:
Bạn sở hữu 200 triệu đồng. Bạn có 2 lựa chọn là đầu tư vào ngân hàng và vào vàng. Nếu bạn gửi ngân hàng lãi 10 triệu đồng mỗi năm còn nếu bạn đầu tư vào vàng lãi 15 triệu mỗi năm.
Khi bạn quyết định đầu tư vào vàng thì tức là bạn đã bỏ qua phương án đầu tư vào ngân hàng. Vì vậy chi phí cơ hội là 10 triệu và lãi thực nhận của bạn là 5 triệu chứ không phải là 15 triệu
Tầm quan trọng của chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh, đầu tư
Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp là vô cùng quan trong. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ có 1 nguồn vốn cố định và cần sử dụng một cách thông minh. Nếu xác định lựa chọn không tốt sẽ dẫn đến tình trạng hao phí nguồn lực.
Chi phí cơ hội sẽ tăng lên đối với mỗi đơn vị bổ sung của nguồn lực đó. Điều này chứng tỏ lựa chọn không hiệu quả, lợi nhuận thấp hơn. Do đó, doanh nghiệp cần dựa vào chi phí cơ hội để đánh giá chân thực và chính xác lựa chọn của mình
Chi phí cơ hội không phải là bất biến. Nhà quản lý cần phải xác định chi phí cơ hội đối với từng giai đoạn để có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp.
Như ví dụ về đầu tư vàng và vào ngân hàng. Không phải lúc nào đầu tư vào vàng cũng mang lại lợi nhuận lớn hơn. Và khi chi phí cơ hội ngày càng tăng cao, nhà quản lý cần có phương án điều chỉnh. Bởi vậy, chi phí cơ hội có vai trò quan trọng trong nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp
Phân biệt sự khác nhau giữa chi phí cơ hội và chi phí chìm
Chi phí cơ hội và chi phí chìm được nhắc đến rất nhiều trong kinh doanh. Nhưng hai chi phí này hoàn toàn độc lập.
Xét về mặt bản chất
Chi phí cơ hội là khoản chi phí được tính toán, chưa hề phải bỏ ra. Người ta dựa vào chi phí cơ hội để xác định chi phí bị bỏ qua. Từ đó, xác định phương án tối ưu giúp nhà lãnh đạo chọn lựa.
Ngược lại với chi phí cơ hội, chi phí chìm đã được chi và hoàn toàn không thể thu hồi. Ví dụ về chi phí chìm là chi phí gặp gỡ đối tác khi ký kết hợp đồng.
Ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp:
Chi phí cơ hội tác động trực tiếp đến quyết định đầu tư. Bởi người ta dựa vào đó để phân tích lựa chọn tối ưu nhất.
Chi phí chìm thường không được để tâm khi đưa ra quyết định. Chi phí chìm cũng là khoản tiền không lớn.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội của vốn là gì?
Chi phí cơ hội của vốn hay chi phí cơ hội nguồn vốn doanh nghiệp được xác định là số tiền lẽ ra doanh nghiệp có thể nhận được nếu lựa chọn phương án đó. Phương án tối ưu nhất chỉ đứng sau phương án được thực hiện.
Trong kinh tế học nói chung và trong việc đánh giá chi phí lợi ích của các dự án đầu tư nói riêng, việc xác định chi phí cơ hội vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định.
Trong đánh giá, người ta còn xét thêm các nhân tố như: tác động của dự án đến xã hội, sự thu hút của dự án, hiệu quả lâu dài của dự án.
Chi phí cơ hội của một hàng hóa
Chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải bỏ ra để có thêm một đơn vị hàng hóa đó.
Ví dụ: Để sản xuất thêm 100 túi bơ thì cần thêm 200 lít sữa.
Chi phí cơ hội tăng dần là gì?
Với mỗi số vốn bỏ ra, ta lại xác định được chi phí cơ hội khác nhau. Nếu đổ thêm 1 lượng đơn vị vào phương án lựa chọn thì tức là chi phí cơ hội lại tăng thêm.
Kết luận
Chi phí cơ hội là yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá chi phí – lợi ích. Các doanh nghiệp nên có sự đầu tư tìm hiểu trên nhiều khía cạnh để đưa ra phương án khả thi.
Việc đánh giá này nên là dài hạn, tuy nhiên cũng cần có phương án thay đổi phù hợp từng giai đoạn.
Theo bạn, chi phí cơ hội có phải là yếu tố duy nhất quyết định sự lựa chọn của doanh nghiệp? Có phải chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần đánh giá chi phí cơ hội?
Bình luận