Checking account là tài khoản ngân hàng được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Nếu như bạn đang sở hữu trong tay mình một chiếc thẻ ATM nghĩa là bạn đã đăng ký thành công checking account rồi đấy.
Vậy checking account là gì? Và có bao giờ bạn thắc mắc là checking account và saving account khác nhau như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả những khái niệm này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Checking account là gì?
Checking account hay còn gọi là tài khoản vãng lai hoặc tài khoản thanh toán là một tài khoản tiền gửi được mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó, nhằm mục đích đáp ứng cho các nhu cầu cá nhân một cách nhanh chóng và an toàn.
Đây là phương tiện tiếp cận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu thông qua một loạt các kênh khác nhau
Hiểu một cách đơn giản, checking account là tài khoản được mở tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính nhằm giúp khách hàng dễ dàng hơn trong giao dịch hàng ngày.
Nếu thường xuyên rút tiền tại cây ATM, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp tài khoản thanh toán khi hệ thống đề cập đến tài khoản muốn rút là “tài khoản thẻ” hay “tài khoản tiết kiệm”.
Checking account là một loại hình dịch vụ quen thuộc của nhiều người cho phép bạn gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản online hay thanh toán hóa đơn… hoặc bạn có thể sử dụng tài khoản này để nhận lương hàng tháng do công ty chuyển khoản vào.
Trước đây, khi gửi tiền trong ngân hàng bằng tài khoản vãng lai sẽ không được nhận tiền lãi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hầu hết ngân hàng đã chi trả mức lãi suất 0,01%/năm cho checking account.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ không thu bất kỳ khoản phí nào để duy trì tài khoản này mỗi năm.
Checking account được sử dụng dưới hình thức nào?
Tài khoản vãng lai (Checking account) là một loại tài khoản thanh toán thông thường cho phép chủ tài khoản thực hiện hay nhận các khoản thanh toán bằng một trong các hình thức sau, tùy theo quốc gia:
- Tiền mặt hay chuyển khoản
- Séc và phiếu gửi tiền (hoặc giấy tờ cam kết thanh toán khác)
- Ủy nhiệm chi: đây là chỉ dẫn từ phía chủ tài khoản đối với ngân hàng để chuyển một khoản tiền nhất định sau một khoảng thời gian nhất định sang một hoặc nhiều tài khoản khác
- Thanh toán các dịch vụ tự động.
- Thẻ ghi nợ hay thẻ ATM
- EFTPOS: thanh toán trực tiếp không sử dụng tiền mặt tại cửa hàng
- Hệ thống SWIFT: tài khoản của ngân hàng ở ngân hàng nước ngoài để chuyển khoản.
- Ghi nợ trực tiếp hoặc ghi có trực tiếp: tại Anh và các nước trong khối Thịnh vượng chung người ta sử dụng hệ thống BACS-Bankers Automated Clearing Services hay CHAPS-Clearing House Automated Payment System.
Bạn có thể tùy ý sử dụng tất cả các hình thức trên tùy theo nhu cầu tài chính của bản thân miễn sao chúng được cung cấp, triển khai bởi ngân hàng mà bạn đã có tài khoản.
Lãi suất và phí dịch vụ của checking account
Khách hàng sử dụng dịch vụ checking account thông thường sẽ không quan tâm nhiều đến mức lãi suất. Nhưng phí dịch vụ lại là điều quyết định hành vi mở tài khoản một một ngân hàng này thay cho ngân hàng kia.
Cùng chúng tôi tìm hiểu lãi suất và phí dịch vụ của checking account dưới đây:
Lãi suất của checking account (tài khoản vãng lai)
Checking account là một tài khoản dùng để giao dịch chứ không phải tiết kiệm, nó có thể thanh toán hoặc nhận các khoản tiền đến từ nhiều nguồn khác nhau một cách liên tục.
Do đó, rất khó để ngân hàng tính lãi cho các tài khoản thực hiện giao dịch liên tục. Vì vậy thông thường các ngân hàng lựa chọn không trả lãi hoặc nếu có thì cũng sẽ ở mức lãi suất vô cùng thấp cho số dư còn lại trong thẻ.
Phí dịch vụ của checking account
Mỗi một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác nhau cũng quy định những mức phí khác nhau đối với tài khoản thanh toán. Thông thường, các tổ chức có những cách tính giống nhau dựa trên các tiêu chí như:
- Mức lãi suất chung của việc cho vay hoặc tiết kiệm ở mỗi quốc gia
- Giá trị giao dịch của tài khoản thanh toán
- Số lượng kênh được tiếp cận nguồn tiền mà checking account cung cấp
Với mỗi giao dịch hoặc khoản mục được quy định sẽ có những mức phí khác nhau. Một giao dịch có thể được tính phí dựa trên phần trăm giá trị hoặc bằng một mức cố định.
Ở những ngân hàng khác nhau, mức phí cho các khoản mục này có thể bằng hoặc khác nhau. Thông thường, ngân hàng sẽ miễn phí một số loại phí giao dịch cho các đối tượng đặc thù như sinh viên, người già, khách hàng có tổng số tiền gửi lớn,…
Ngoài ra, để huy động được một số tiền lớn, các ngân hàng đã ra chính sách miễn phí một số loại giao dịch nếu như khách hàng duy trì số dư trung bình cao hơn một hạn mức quy định nào đó trong một khoản thời gian cụ thể.
Checking account khác gì so với saving account?
Ngay khi đọc tên, chúng ta cũng có thể đoán được rằng checking account và saving account là hai loại hình dịch vụ vô cùng khác biệt nhau. Dưới đây là một số tiêu chí so sánh giúp bạn dễ dàng phân biệt được chúng:
Tiêu chí | Checking account | Saving account |
Mục đích sử dụng | Thanh toán cho các khoản khẩn cấp, nhu cầu mua sắm thường ngày | Tiết kiệm lâu dài |
Lãi suất | Rất thấp hoặc không có | Lãi suất cao hơn, thời gian gửi càng lâu thì mức lãi càng cao. Bên cạnh đó, lãi suất của tài khoản Saving account trực tuyến luôn cao hơn so với tài khoản Saving account truyền thống, gửi tiền tại quầy giao dịch. |
Nhu cầu | Gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản online, thanh toán hóa đơn,… | Tích lũy một khoản tiền phục vụ cho nhu cầu cá nhân như: mua nhà, mua xe, hưu trí,… |
Có hạn chế số tiền và số lần rút hay không? | Không, thỏa mái nộp/rút tiền mọi lúc mọi nơi | Hạn chế số lần rút tiền, đây là cách để bạn giữ tiền trong tài khoản và đảm bảo số tiền vẫn còn đó khi bạn thực sự cần sử dụng. |
Có khả năng dùng để thế chấp hay không? | Chưa thể kiểm chứng | Có |
Phí dịch vụ | Tính phí theo từng khoản mục hoặc theo một tỷ lệ phần trăm cố định | Miễn phí gửi/rút tiền |
Kết luận
Như vậy trong bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu về checking account là gì cùng những vấn đề liên quan đến loại tài khoản ngân hàng này.
Hy vọng sau khi phân biệt được checking account và saving account giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn loại tài khoản phù hợp nhất cho từng mục đích tài chính cá nhân của mình.
Bình luận