Bảo hiểm thai sản là một loại bảo hiểm nằm trong hệ thống Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đồng hành cùng các chế độ bảo hiểm khác như ốm đau, tai nạn lao động,…
Đặc biệt bảo hiểm thai sản ngoài việc đảm bảo thu nhập cho người sử dụng, còn giúp chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.
Bảo hiểm thai sản đem lại nhiều lợi ích và được rất nhiều người hướng đến sử dụng. Vậy bảo hiểm thai sản là gì? Cách tính bảo hiểm thai sản đơn giản như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ở dưới đây nhé!
Khái niệm khái quát và ý nghĩa của sản phẩm bảo hiểm chế độ
Khái niệm
Chế độ bảo hiểm thai sản là một chế độ trong hệ thống chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Được Nhà nước ban hành, với mục đích đảm bảo sức khỏe, nguồn thu nhập cho người lao động nữ trong thời gian mang thai và sinh con.
Đặc biệt bảo hiểm còn được áp dụng với các lao động nam khi có vợ sinh con.
Ý nghĩa đặc biệt của chế độ bảo hiểm thai sản
Bảo hiểm thai sản, nhằm tạo điều kiện cho các lao động nữ được bảo vệ tốt nhất khi mang thai, thực hiện tốt chức năng làm mẹ. Cùng với đó thực hiện tốt công tác xã hội.
Giúp cho các lao động nam có điều kiện chăm sóc vợ trong quá trình sinh con tốt hơn.
Giúp người lao động trong thời gian mang thai, vẫn được đảm bảo nguồn thu nhập.
Giúp bảo vệ đảm bảo sức khỏe, điều kiện thăm khám tốt nhất.
Đối tượng nào được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản?
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm:
- Những lao động nữ mang thai.
- Những lao động nữ sinh con.
- Những lao động nữ và người mẹ mang thai hộ.
- Những công nhân lao động nuôi con nhỏ (dưới 6 tháng tuổi).
- Những lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai.
Những điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:
Những lao động nuôi con nhỏ dưới 6 tháng, người mang thai hộ phải có thời gian đóng BHXH ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Các lao động nữ đã đóng BHXH ít nhất 12 tháng, nhưng sức khỏe không đảm bảo, cần nghỉ dưỡng thai. Thì trước khi sinh phải đóng ít nhất 3 tháng BHXH.
Thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định
Thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 như sau:
Thời gian nghỉ khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ khám thai 5 lần(1 ngày/lần).
Nếu lao động khám ở xa, hoặc thai gặp vấn đề sẽ được nghỉ 2 ngày/lần.
Lưu ý: Thời gian nghỉ được tính theo ngày làm việc, không kể lễ Tết.
Thời gian nghỉ thai sản khi lao động bị sảy thai, nạo, hút thai, lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Thời sản được quy định theo cơ sở khám, chữa bệnh. Được quy định tối đa như sau:
- Đối với thai dưới 5 tuần tuổi: 10 ngày.
- Đối với thai từ 5 đến 10 tuần tuổi: 20 ngày.
- Đối với thai từ 13 đến 25 tuần tuổi: 40 ngày.
- Đối với thai từ 25 tuần tuổi: 50 ngày.
Lưu ý: Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ, lễ Tết.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Đối với lao động nữ:
- Thời gian nghỉ tối đa 6 tháng (trước và sau khi sinh con). Trước khi sinh con không được nghỉ 2 tháng.
- Trường hợp sinh đôi trở lên, thêm một em bé thì thời gian nghỉ tăng thêm 01 tháng.
Đối với lao động nam:
- Trường hợp thông thường, lao động nam được nghỉ 5 ngày, nếu đã đóng BHXH.
- Trường hợp vợ sinh con phẫu thuật, được nghỉ 7 ngày.
- Trường hợp sinh đôi bình thường được nghỉ 10 ngày. Sinh đôi phải phẫu thuật được nghỉ 14 ngày.
- Trường hợp sinh ba trở lên, thêm một em bé thì thời gian nghỉ tăng thêm 3 ngày.
Thời gian nghỉ chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được nghỉ cho đến khi em bé đủ 06 tháng tuổi.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Trường hợp đặt vòng tránh thai: Nghỉ 7 ngày.
Trường hợp triệt sản: Nghỉ 15 ngày.
Cách tính bảo hiểm thai sản
Tiền nghỉ những ngày khám thai
Mức hưởng chế độ khi khám thai của lao động nữ, căn cứ theo Khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Tiền thai sản = Số ngày nghỉ * (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)
Lưu ý: Nếu lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng, mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng là mức chế độ được hưởng.
Tiền thai sản khi sinh con
Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con, Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Đối với lao động nữ
Mức hưởng 1 tháng = 100% * Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
Đối với lao động nam có vợ sinh con
Căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng = Số ngày nghỉ * 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ/24
Lưu ý:
Nếu lao động nam đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH mức hưởng chế độ thai sản.
Lao động nam tham gia BHXH, khi vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Vì vậy những ngày không đi làm sẽ không được tính lương trừ ngày phép.
Cấp tiền một lần khi sinh con
Tiền trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Lao động sinh con/nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi: Được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở/ con. Dựa theo tháng lao động sinh con / nhận nuôi con.
Tiền trợ cấp một lần = 2,0 * Mức lương cơ sở
Đối với lao động sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội: Được trợ cấp theo người chồng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở/con. Dựa theo lương tháng sinh con.
Tiền trợ cấp một lần = 2,0 * Mức lương cơ sở
Tiền sức khỏe sau sinh
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở(Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội).
Mức hưởng 01 ngày = 30% * Mức lương cơ sở
Kết luận
Bên trên là những thông tin về bảo hiểm thai sản, và cách tính bảo hiểm thai sản. Các bạn đã có thể tự tính được mức được hưởng của mình theo chế độ trên chưa nào? Hãy bình luận câu trả lời xuống dưới nha.
Bình luận