Sống phung phí chỉ nghĩ cho hiện tại và không biết tương lai mình sẽ cần những gì? Hiện trạng này đang xảy ra với rất nhiều người đặc biệt là những ai mới bắt đầu đi làm có tiền.
Vào những “thời điểm nhạy cảm” không biết xoay sở tiền ở đâu ra? Thế là có rất nhiều người lại rơi vào “vòng xoáy nợ nần” làm sao thoát được.
Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên học cách tiết kiệm tiền ngay để không phải “hối hận”.
7 cách tiết kiệm tiền đơn giản ai cũng thực hiện được
Có rất nhiều cách tiết kiệm tiền cơ bản xoay quanh cuộc sống hằng ngày mà ai cũng có thể thực hiện. Dưới đây là cách tiết kiệm tiền hiệu quả tối đa nhất mà mình muốn gợi ý cho bạn. Hãy tham khảo và thực hiện ngay nhé.
1. Cách tiết kiệm tiền bằng cách ghi lại thu chi
Đây là bước cơ bản đầu tiên mà ai cũng phải thực hiện khi tiến hành tiết kiệm tiền. Nếu không ghi lại thì bạn có biết mình đã làm gì với số tiền đó không?
Bạn có biết “chính xác con số” mà mỗi tháng bạn dư được bao nhiêu tiền?
Đa số những người mới bắt đầu làm ra tiền sẽ trả lời “tiền còn không đủ tiêu cả tháng thì làm sao có dư” hay “ai dư tiền là lạ lắm”. Vấn đề của bạn ở đây là bạn chẳng hề biết mình đã tiêu bao nhiêu tiền và luôn tự hỏi “tiền không cánh mà bay?”
Chính vì vậy, ghi lại thu chi cũng là cách quan trọng để bạn tiết kiệm tiền. Lý do cơ bản bạn không tiết kiệm được đó là:
Không ghi lại thu chi trong ngày
Việc bạn không cập nhật thường xuyên những khoản thu chi trong ngày sẽ không kiểm soát được tình hình tài chính và điều này sẽ không giúp bạn tiết kiệm.
Không quản lý dòng tiền
Nếu bạn không quản lý được dòng tiền sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn thậm chí là “nợ nần” vì đôi khi bạn không có kế hoạch tiết kiệm và làm chủ dòng tiền của mình. Điều này cũng làm bạn cảm thấy “bất an” khi tiền thì vơi dần hết.
Chính vì vậy, ghi lại thu chi để giúp bạn tiết kiệm tiền thì rất cần thiết.
2. Ngừng sử dụng Credit Card là giải pháp tốt giúp bạn tiết kiệm tiền
Ngừng sử dụng Credit Card là giải pháp tốt giúp bạn tiết kiệm tiền
Credit Card là một trong những giải pháp được đánh giá cao. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây lại là gánh nặng tài chính của nhiều người. Có “thẻ trong tay không ngại mua sắm” đơn giản vì chỉ cần chạm là thanh toán ngay bạn đâu cần phải “cân đo đong đếm” như lúc trả tiền mặt.
Không ai phủ nhận sự tiện lợi của Credit Card nhưng để tiết kiệm bằng thẻ này thì bạn hoàn toàn không có khả năng. Vì thế bạn có thể sử dụng Debit Card sẽ giúp bạn kiểm soát được trong khoản thu chi dễ dàng hơn để không lâm vào cảnh “nợ nần: lo lắng.
3. Đặt mục tiêu là cách tiết kiệm nhanh
Đặt mục tiêu là cách tiết kiệm nhanh
Để đạt được thành công thì ngay từ đầu phải có mục tiêu rõ ràng. Dù bạn là nhân viên văn phòng hay một nhà kinh doanh tài ba thì đều phải đặt ra mục tiêu cụ thể và hợp lý. Đứng trên mục tiêu đó thì bạn mới có thể bước tiếp đến sự thành công. Tuy nhiên, mục tiêu còn nằm trong khả năng của bản thân.
Khi đặt mục tiêu cần lưu ý những điều sau:
Đặt mục tiêu vượt xa khả năng của bạn thân là điều bạn chắc không thể thực hiện được. Ví dụ, khi mới nhận lương đầu tháng bạn “hăng máu” cắt đến 40% chi tiêu để tiết kiệm. Thực tế thì đến cuối tháng bạn đã lấy đi số tiền đó và thấy rằng mình đã không thực hiện được nên đã từ bỏ ý định tiết kiệm ngay.
Muốn tiết kiệm nhưng lại không cụ thể mục tiêu. Bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung kiểu “được nhiêu hay bấy nhiêu” thì thử hỏi bạn có nghiêm túc để thực hiện mà đạt được thành công không?
Những con số bạn đặt ra là vô cùng cần thiết. Ví dụ như phải đổi xe máy trong 2 tháng tới hay 1 năm dư được 500 triệu để trong 2 năm mua nhà 2 tỷ. Mục tiêu tiết kiệm tiền sẽ gắn liền với con số cụ thể, thời gian và mục đích sử dụng hợp lý.
4. Áp dụng quy tắc 50/30/20 là cách tiết kiệm tiền hay
Áp dụng quy tắc 50/30/20 là cách tiết kiệm tiền hay
Quy tắc 50/20/30 là một hướng dẫn giúp bạn phân chia tỷ lệ để việc tiết kiệm được dễ dàng hơn. Bạn sẽ kiểm soát được khoản tiền thu và cần chi là bao nhiêu. Cách phân chia này cũng cực kỳ rõ ràng và dễ hiểu.
50% cho nhu cầu thiết yếu bạn phải sử dụng hàng tháng như: chi phí ăn uống, tiền thuê nhà, tiền điện nước, hóa đơn truyền hình cáp và internet, chi phí xăng xe hoặc di chuyển phát sinh,…Nếu như bạn không dành ra một khoản riêng như vậy thì bạn sẽ không thể kiểm soát được.
30% dành cho tận hưởng các mong muốn của bản thân. Đây là những thứ “xa xỉ” nhưng lại không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Từ quần áo, tiền cà phê tụ tập bạn bè, tiền mua sắm cá nhân, tiền ăn ngoài, tiền đi du lịch,…Nên thường xuyên kiểm soát tài khoản này để bạn có thể kiểm soát được rất rõ tài khoản này để chi tiêu phù hợp.
20% tiết kiệm quỹ dự phòng dùng trong các trường hợp cấp bách như bệnh tật, hư xe, hư máy tính, mua xe, mua nhà,… Giúp bạn giải phóng khỏi những áp lực phát sinh bất ngờ. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhờ ngân hàng rút cố định số tiền này để gửi vào tiết kiệm.
5. Tuân thủ nguyên tắc kiểm tra 72 giờ giúp bạn tiết kiệm tiền
Tuân thủ nguyên tắc kiểm tra 72 giờ giúp bạn tiết kiệm tiền
Đối mặt với những quảng cáo rất thu hút khiến chúng ta hơi sao nhãng trước những cám dỗ khuyến mãi hoặc đi kèm những ưu đãi thúc đẩy sự “ham muốn” của chúng ta. Chính vì điều đó, bạn cần phải tuân thủ nguyên tắc kiểm tra 72 giờ.
Mua những vật dụng thật sự cần thiết. Nếu không làm được điều này thì bạn hãy dùng đến nguyên tắc 72 giờ. Nếu muốn mua một món đồ gì đó thì bạn không nên nóng vội mà đặt hàng ngay và hãy thử đợi 72 giờ đồng hồ xem có còn cảm giác “thèm mua” nữa hay không?
Nhìn lại một lần nữa có đúng đây là món đồ cần thiết không? Nếu bạn vẫn còn muốn mua thì đây quả thực là món đồ cần thiết. Hãy cân nhắc thật kỹ để bạn không phải mất một khoảng tiết kiệm cho việc không cần thiết.
6. Lập danh sách mua sắm để tiết kiệm
Lập danh sách mua sắm để tiết kiệm
Đối với những khoản chi nhỏ cho các mặt hàng thiết yếu bạn nên lập danh sách riêng. Nếu không liệt kê thành một danh sách thì sẽ dẫn đến việc mua sắm không có kế hoạch sẽ rơi vào trạng thái mua quá lố.
Mua hàng theo danh sách cụ thể cũng giúp bạn đảm bảo về các khoản chi tiêu hợp lý. Cần loại bỏ ngay hoặc cắt giảm chi tiêu phù phiếm để có thể tăng khoản tiền tiết kiệm lên một tí.
Việc lên danh sách cũng giúp bạn dễ theo dõi khi mua đủ các mặt hàng cần thiết. Món đồ nào chưa cần thiết thì bạn đừng vội gạch đi mà hãy để đó chờ những dịp để săn sale có giá rẻ. Hãy là người tiêu dùng thông minh khi thực sự mua những món đồ phù hợp với nhu cầu.
7. Cách tiết kiệm tiền từ những hành động nhỏ nhất
Cách tiết kiệm tiền từ những hành động nhỏ nhất
Những hành động nhỏ nhất nhưng đáng quan tâm sẽ góp phần làm giảm thiểu các chi phí phát sinh thêm. Ngay bây giờ bạn hãy để ý đến những điều này ngay:
- Tích lũy điểm thưởng, thay đổi thói quen sử dụng thẻ thành viên để được ưu đãi nhiều hơn.
- Tắt bớt đèn hoặc thiết bị điện trong nhà nếu không sử dụng đến.
- Tham khảo giá từ nhiều cửa hàng có chương trình giảm giá với những sản phẩm tương đương nhau.
- Cân nhắc việc xem phim ở rạp, thay vào đó bạn có thể thưởng thức trọn một bộ phim hay ngay tại nhà nhờ các trang web uy tín.
- Có thể đi xe buýt tiết kiệm xăng lại vừa giảm ô nhiễm môi trường khói bụi. Văn phòng, cơ quan gần có thể đi bộ tập thể dục càng tốt.
- Tự nấu ăn vừa giúp bạn tiết kiệm vừa đảm bảo sức khỏe.
Ngay bây giờ bạn hãy hành động ngay từ những việc làm hết sức đơn giản.
Kết luận
Như vậy, mình đã gợi ý cho bạn những cách tiết kiệm tiền rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại không nhỏ. Bên cạnh đó, việc tiết kiệm tiền khi còn bạn mới bắt đầu đi làm là việc rất cần thiết. Hãy nhìn về tương lai nhiều sẽ giúp bạn đạt được những thành không những từ việc tiết kiệm tiền.
Bình luận