Chắc hẳn ai trong đời cũng mắc nợ ít nhất một lần. Để nợ không còn là nỗi lo lắng đối với bạn thì ngay từ khi mượn nợ bạn nên thiết lập kế hoạch trả nợ ngay.
Kế hoạch lập ra không những giúp bạn trả được nợ mà còn giúp bạn có năng lượng làm việc tích cực.
Khám phá ngay cách lập kế hoạch trả nợ qua 6 bước đơn giản.
Cách lập kế hoạch trả nợ qua 6 bước đơn giản ai cũng thực hiện được
Khi mắc nợ, bạn nên đối mặc với khoản nợ mà mình đang mắc phải và hãy có trách nhiệm với chúng bằng cách lập kế hoạch trả nợ cụ thể. Từ đó, bạn mới có thể dứt khoát trả được nợ. Cùng mình điểm qua 6 bước đơn giản này nhé.
Bước 1: Lập danh sách các khoản nợ
Trước khi bạn lập danh sách, bạn cần biết chắc chắn khoản nợ của mình. Danh sách lập ra cần có số tiền thanh toán tối thiểu, lãi suất và tổng số tiền bạn nợ.
Danh sách bao trùm tất cả các khoản nợ của bạn, từ thẻ tín dụng và các khoản vay cá nhân cho đến các khoản vay dành cho sinh viên, thậm chí cả khoản thế chấp của bạn. Nếu bạn cũng nợ gia đình và bạn bè thì cũng nên ghi số tiền đó vào danh sách của mình chi tiết từng khoản nợ.
Bước 2: Sắp xếp các khoản nợ
Sắp xếp các khoản nợ
Nếu như bạn đang mắc phải 2-3 khoản nợ thì cần sắp xếp chúng theo thứ tự mà bạn muốn trả hết. Bạn nên liệt kê các khoản nợ theo lãi suất từ cao đến thấp sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền được nhiều tiền nhất.
Ví dụ khoản tiền nợ thẻ tín dụng sẽ có lãi suất cao hơn đáng kể, vì vậy tốt nhất bạn nên sắp nợ này lên đầu để trả trước tiên bạn cũng phần nào giảm được tiền lãi giúp những nợ nhỏ trả nhanh chóng hơn. Hãy bám vào danh sách và tìm cách trả nợ tối ưu nhất.
Bước 3: Nhận thêm job để trả nợ nhanh
Nhận thêm job để trả nợ nhanh
Sau khi trừ các nhu cầu thiết yếu cần thiết mỗi tháng thì bạn có bao nhiêu tiền dư mỗi tháng để trả cho khoản nợ của mình. Bạn nên cắt giảm các khoản chi tiêu trong các lĩnh vực khác để có tiền cho kế hoạch trả nợ của mình. Quản lý ngân sách thu chi một cách chặt chẽ hơn.
Bạn có thể tìm thêm việc bán thời gian hay nhận thêm job freelance về làm sẽ nhanh có thu nhập đấy. Ngoài giờ làm hành chính có thể bán thêm món đồ gì đó để kiếm thêm tiền để thực hiện kế hoạch trả nợ một cách nhanh nhất.
Bước 4: Tập trung trả khoản nợ nhiều nhất
Để thành công với cách lập kế hoạch trả nợ, bạn phải tập trung vào việc trả hết món nợ đầu tiên là khoản nợ nhiều nhất trong danh sách của mình. Hãy dồn tất cả số tiền thừa trừ đi hết các khoản chi tiêu hàng tháng để trả cho khoản nợ đầu tiên này, trong khi trả mức tối thiểu cho tất cả các khoản thanh toán khác.
Việc bạn tập trung vào một khoản nợ tại một thời điểm, sẽ giúp bạn có thể trả hết nợ nhanh hơn. Bởi vì khi bạn chia số tiền dư ra của mình cho một số khoản nợ khác, bạn đang giảm bớt tác động của nó đối với khoản nợ lớn của bạn bởi vì bạn tiếp tục thực hiện việc trả nhiều lãi hơn.
Bước 5: Trả tiếp nợ khác trong danh sách
Khi bạn đã trả hết khoản nợ đầu tiên trong danh sách của mình là nợ của bạn đã nhẹ đi rất nhiều. Đã đến lúc bạn chuyển sang khoản nợ tiếp theo, đồng thời cũng tiếp tục thanh toán số dư tối thiểu của các khoản nợ kế tiếp.
Tiếp tục thực hiện thanh toán các khoản nợ cho đến khi bạn đã vượt qua tất cả các khoản nợ ra khỏi danh sách của bạn. Nếu như bạn không lập danh sách ra thì bao giờ mới thanh toán hết các khoản nợ. Ngược lại khi áp dụng lập kế hoạch trả nợ bạn còn bất ngờ với khả năng thanh toán nợ rất nhanh của bạn nữa.
Bước 6: Bắt đầu tích lũy tiền tiết kiệm
Bắt đầu tích lũy tiền tiết kiệm
Khi đã trả hết tất cả các khoản nợ, bạn nên tập trung vào việc xây dựng và bắt đầu lập một tài khoản tiết kiệm.
Điều này sẽ giúp bạn sẽ không bị tái nợ trong tương lai. Cần có một quỹ khẩn cấp dành riêng trong một tài khoản là một trong những công cụ tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để kiểm soát tài chính của mình và tránh rơi vào tình trạng nợ nần.
Bạn có thể tham khảo quy tắc tài chính 50/30/20 hoặc học cách tiết kiệm của người Nhật theo phương pháp Kakeibo bạn sẽ dễ dàng hình dung việc mình bắt đầu tiết kiệm như thế nào.
Kết luận
Chỉ khi trả hết nợ bạn mới có thể yên tâm hơn về cuộc sống của mình. Hy vọng với cách lập kế hoạch trả nợ của mình qua 6 bước đơn giản bạn có thể thực hiện ngay. Hãy tiết kiệm tiền ngay để không phải rơi vào cảnh nợ nần nữa.
Bình luận