Bảo lãnh đối ứng không phải là một hình thức bảo lãnh mới tại các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như bạn không phải là người làm việc, học tập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì bạn khó có thể hiểu được nội dung của bảo lãnh đối ứng.
Vậy bảo lãnh đối ứng là gì? Bảo lãnh đối ứng có liên quan như thế nào đến các doanh nghiệp? Mối quan hệ giữa các bên là gì? Cách thức hoạt động và hồ sơ làm bảo lãnh đối ứng là như thế nào?
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp hết tất tần tật các câu hỏi của các bạn có liên quan đến loại hình dịch vụ do ngân hàng cung cấp nhằm đem đến sự an toàn và đảm bảo đến khách hàng trong các bảo lãnh tài chính này nhé.
Bảo lãnh đối ứng là gì?
Bảo lãnh đối ứng là là bất kỳ cam kết bảo lãnh theo đó Bên bảo lãnh đối ứng (Counter Guarantor) cam kết với Bên bảo lãnh (Guarantor) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Bên bảo lãnh trong trường hợp Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bện được bảo lãnh.
Nói một cách dễ hiểu hơn, bảo lãnh đối ứng là một cam kết khi xuất hiện sự không tin tưởng lẫn nhau về tiềm lực tài chính, trong trường hợp này là giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Họ cần một tổ chức tín dụng là ngân hàng trung gian có uy tín đứng ra nắm giữ số tiền của bên được bảo lãnh cần trả cho bên bảo lãnh.
Nếu như bên bảo lãnh thực hiện đầy đủ và đúng như những gì trong hợp đồng bảo lãnh đối ứng yêu cầu cho khách hàng của bên được bảo lãnh thì tổ chức tín dụng trung gian sẽ giải ngân đầy đủ số tiền cộng thêm lãi suất cho bên bảo lãnh.
Trong đó:
- Bên bảo lãnh: tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh
- Bên được bảo lãnh: là tổ chức, cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh và bên bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng cũng được xem như là một hình thức để cung cấp bảo lãnh cho khoản nợ giữa hai hoặc nhiều công ty liên quan nhằm thúc đẩy việc thực hiện các cam kết hay lời hứa. Đây là một hình thức giúp làm giảm rủi ro của người cho vay và tăng các thỏa thuận tốt hơn cho người đi vay.
Mối quan hệ trong bảo lãnh đối ứng có thể hiểu là: khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh mà khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng.
Mục đích của bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng tại các ngân hàng hiện đang là một hình thức bảo lãnh được thực hiện khá phổ biến. Các tổ chức cá nhân tham gia bảo lãnh đối ứng vì các mục đích sau:
- Bảo lãnh đối ứng nhằm đảm bảo nghĩa vụ tài chính giữa các bên có liên quan.
- Giảm rủi ro không trả nợ của bên bảo lãnh và giảm rủi ro cho bên được bảo lãnh khi đối tác không thực hiện các nghĩa vụ và cam kết trong hợp đồng.
- Bảo lãnh đối ứng cho các hợp đồng tài chính quốc tế giúp loại bỏ các rủi ro kinh tế và chính trị. Nếu bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, ngân hàng có trụ sở nước ngoài thì các ngân hàng ở nước ngoài đó sẽ thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.
- Bảo lãnh đối ứng cho các hợp đồng tài chính quốc tế giúp loại bỏ rủi ro thẩm quyền tài phán nước ngoài.
Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng
Căn cứ trên Điểm b, Khoản 2, Điều 21 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng quy định rõ nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng như sau:
Bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh trong vòng 5 ngày làm việc sau khi bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Sau đó, nếu như hoàn thành tất cả các nghĩa vụ trong hợp đồng, bên bảo lãnh gửi văn bản cùng hồ sơ theo thỏa thuận, yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng để bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
Khi bên bảo lãnh đối ứng nhận được trong thời gian làm việc và còn thời gian hiệu lực của cam kết bảo lãnh đối ứng, bên bảo lãnh đối ứng (ngân hàng trung gian) nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng của bên bảo lãnh thì yêu cầu này được coi là hợp lệ
Ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu sẽ là ngày ký nhận thư trong trường hợp bên bảo lãnh gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng qua hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng.
Bên bảo lãnh đối ứng cần thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên bảo lãnh khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đồng thời cần ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết trong vòng 5 ngày.
Nếu bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ tất cả các nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết
Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định nếu bên được bảo lãnh đối ứng đã hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và đã thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết.
Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng
Dưới đây chúng tôi cung cấp đến bạn đọc một số dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại các ngân hàng lớn của nước ta:
Bảo lãnh đối ứng BIDV
Dựa trên các mục đích phòng trừ rủi ro và yêu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng BIDV đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng bằng hình thức phát hành cam kết bằng văn bản với một bên thứ ba do doanh nghiệp chỉ định (bên nhận bảo lãnh).
Theo đó, ngân hàng BIDV cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh khi bên bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính cho bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh đối ứng tại ngân hàng BIDV nhằm phòng trừ rủi ro khi bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết nghĩa vụ chi trả cho bên nhận bảo lãnh. Bên bảo lãnh có thể là chính doanh nghiệp hoặc các tổ chức/cá nhân khác mà doanh nghiệp muốn BIDV bảo lãnh.
Đối tượng bảo lãnh: Các tổ chức trong nước và nước ngoài.
Hình thức phát hành bảo lãnh: Bảo lãnh giấy
Lợi ích mà bảo lãnh đối ứng BIDV mang lại:
- Giúp thực hiện yêu cầu của các doanh nghiệp khi cần có ngân hàng trung gian đứng ra bảo lãnh
- Giúp tăng độ tin cậy về tiềm lực tài chính của doanh nghiệp/tổ chức tài chính trước đối tác của mình khi bảo lãnh tại một ngân hàng lớn, có uy tín tại Việt Nam.
- Thông qua bảo lãnh đối ứng doanh nghiệp tăng khả năng vay vốn để thực hiện nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Bảo lãnh đối ứng Vietcombank
Vietcombank cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng cho khách hàng bằng hình thức phát hành bảo lãnh cho một ngân hàng khác (bên bảo lãnh). Trong đó, yêu cầu bảo lãnh đề nghị ngân hàng này (bên bảo lãnh) phát hành bảo lãnh cho các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh (doanh nghiệp) đối với bên nhận bảo lãnh.
Nghĩa là sau khi bên bảo lãnh thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trả thay cho doanh nghiệp cho khoản bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng Vietcombank mới thực hiện bảo lãnh đối ứng đối với bên bảo lãnh.
Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Vietcombank sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng đối với bên phát hành bảo lãnh (bên bảo lãnh).
Bảo lãnh đối ứng Agribank
Bảo lãnh đối ứng Agribank là dịch vụ cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải trả thay cho doanh nghiệp.
Trong đó, bên bảo lãnh đối ứng là ngân hàng Agribank, bên được bảo lãnh là khách hàng của ngân hàng Agribank và bên bảo lãnh là bên sẽ thực thi các nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh đối ứng VPbank
Tương tự như hình thức bảo lãnh đối ứng với các ngân hàng trên, ngân hàng VPBank cũng là một ngân hàng có quy mô và nguồn vốn lớn tại nước ta đủ tiềm lực tài chính để thực hiện bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh đối ứng tại VPBank là cam kết bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải trả thay cho doanh nghiệp.
Bảo lãnh đối ứng tại VPBank đem lại các lợi ích sau:
- Nâng độ tin tưởng của khách hàng khi được bảo lãnh tại một ngân hàng có uy tín và thương hiệu tại Việt Nam
- Có mức phí bảo lãnh cạnh tranh
- Khách hàng được nhận tư vấn miễn phí nhằm giúp doanh nghiệp có những phương án bảo lãnh tối ưu nhất
- Thủ tục nhanh chóng, đơn giản
- Điều kiện đăng ký áp dụng với tất cả doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài
Bảo lãnh đối ứng Sacombank
Sacombank cũng cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng có mức phí cạnh tranh cùng những lợi ích hấp dẫn như các ngân hàng lớn ở trên. Đây cũng là một lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh đối ứng.
Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại Sacombank sẽ phát hành một loại bảo lãnh cho ngân hàng khác (bên bảo lãnh). Trong đó, doanh nghiệp yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên nhận bảo lãnh.
Cách thức hoạt động của bảo lãnh đối ứng là gì?
Cách thức hoạt động của bảo lãnh đối ứng tương đối đơn giản, không quá phức tạp và diễn ra theo một quy trình cụ thể dưới đây:
- Đầu tiên, người thụ hưởng và người được bảo lãnh phát sinh các mối quan hệ kinh doanh mua bán và người được bảo lãnh sẽ chi trả cho người thụ hưởng nếu như người thụ hưởng hoàn tất các cam kết trong hợp đồng mua bán.
- Ngân hàng phát hành (bên bảo lãnh) thực hiện bảo lãnh hợp đồng dựa trên yêu cầu của người được bảo lãnh.
- Ngân hàng phát hành thực hiện bảo lãnh tại một ngân hàng trung gian (Bên bảo lãnh đối ứng). Ngân hàng bảo lãnh đối ứng này có thể đặt tại một quốc gia khác nhằm loại bỏ rủi ro kinh tế, chính trị.
- Sau khi thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng yêu cầu thực hiện bảo lãnh đối ứng.
Các câu hỏi liên quan đến bảo lãnh đối ứng
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại các ngân hàng mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sẽ cung cấp đến bạn đọc thêm các kiến thức giúp hiểu rõ hơn về bảo lãnh đối ứng:
Xin mẫu giấy bảo lãnh đối ứng?
Mối ngân hàng sẽ có một mẫu đơn khác nhau đối với đơn đề nghị bảo lãnh đối ứng. Do đó, trước khi đến ngân hàng thực hiện bảo lãnh đối ứng bạn có thể lên mạng tìm và tải về điền trước thông tin các mẫu sẵn hoặc đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng để hỏi về mẫu giấy bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh đối ứng ngân hàng là gì?
Bảo lãnh đối ứng ngân hàng là một hình thức bảo lãnh do ngân hàng cung cấp nhằm thực hiện các yêu cầu bảo lãnh của bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện đầy đủ các cam kết, nghĩa vụ chi trả tài chính thay cho bên được bảo lãnh.
Bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh là gì?
Bên nhận bảo lãnh là bên có giao kết hợp đồng với bên được bảo lãnh. Trong đó:
- Bên nhận bảo lãnh: là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh của bên bảo lãnh phát hành.
- Bên được bảo lãnh: là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh và bên bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng có nghĩa là gì?
Bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh khi có sự nghi ngờ về tiềm lực tài chính và khả năng chi trả của các bên cần một bên thứ ba (ngân hàng trung gian) đứng ra đảm bảo.
So sánh bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh
Một số người thường bị nhầm lẫn giữa bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh. Vì chúng đều là các dịch vụ của ngân hàng tuy khá giống nhau nhưng hoàn toàn khác biệt. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau nhằm phân biệt giữa hai khái niệm này:
Giống nhau: đều là các hình thức bảo lãnh ngân hàng
Khác nhau:
- Bảo lãnh xác nhận là cam kết đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ bảo lãnh giữa bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh không thực hiện đủ các nghĩa vụ và cam kết đối với người nhận bảo lãnh thì ngân hàng thực hiện bảo lãnh xác nhận sẽ thực thi thay cho ngân hàng bảo lãnh.
- Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng được xác lập giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ trả thay của bên bảo lãnh cho khách hàng của bên được bảo lãnh. Bảo lãnh đối ứng không có liên quan trực tiếp đến bên nhận bảo lãnh.
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh đối ứng gồm những gì?
Dựa trên quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, trước khi yêu cầu bảo lãnh đối ứng, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Mẫu giấy đề nghị bảo lãnh đối ứng (Do ngân hàng cung cấp và có thể khác nhau tùy vào từng ngân hàng)
- Giấy tờ liên quan đến thông tin khách hàng
- Giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh
- Giấy tờ liên quan đến các biện pháp bảo đảm, nếu có
- Và các giấy tờ khác có liên quan.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc về bảo lãnh đối ứng, thế nào là bảo lãnh đối ứng, mẫu thư bảo lãnh đối ứng, quy trình bảo lãnh đối ứng và
các bên bảo lãnh đối ứng là gì. Hy vọng với những thông tin này bạn đã nắm được tổng thể, hiểu rõ, hiểu sâu hơn về bảo lãnh đối ứng và phục vụ được một nhu cầu nào đó của bạn trong tương lai.
Bình luận