Thẻ ATM là gì? Phân biệt các loại thẻ ATM và cách làm thẻ ATM nhanh

Trong thời kỳ bùng nổ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, còn ngân hàng thì thi nhau mở thêm chi nhánh khắp thành phố lẫn làng quê, thì chiếc thẻ ATM cũng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vậy bạn có biết thẻ ATM là gì? 

Bài viết dưới đây sẽ đưa đến những thông tin thật rõ ràng để giúp bạn khám phá “tất tần tật” về thẻ ATM.

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là phương tiện để khách hàng thực hiện giao dịch, được các ngân hàng hoặc công ty tài chính phát hành theo thỏa thuận. Thẻ được thiết kế tiêu chuẩn ISO 7810, thường bằng nhựa (plastic), có kích thước tiêu chuẩn 8,5×5,5cm. Mặt sau thẻ có một băng từ lưu trữ thông tin, một số thẻ hiện nay còn được trang bị chip điện tử. 

Trên thẻ ATM sẽ có tên hoặc logo của tổ chức phát hành thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, số thẻ, logo của tổ chức thẻ quốc tế (như Visa, MasterCard, JCB) hoặc tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước (như NAPAS).

Phân loại các loại thẻ ATM hiện nay

Xét về nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, thẻ ATM được phân thành 3 loại sau:

1. Thẻ ghi nợ (Debit card)

Thẻ này có đặc điểm “có bao nhiêu, tiêu dùng bấy nhiêu”. Chủ thẻ ghi nợ chỉ được thực hiện giao dịch trong hạn mức số tiền gửi trong tài khoản ngân hàng của mình. Số tiền tiêu dùng cũng được trừ ngay lập tức vào tài khoản ngân hàng.

Với đặc điểm thẻ phát hành dựa trên tài khoản thanh toán, khách hàng hoàn toàn chủ động chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có.

2. Thẻ trả trước (Prepaid card)

Thẻ này có đặc điểm “nạp tiền trước, tiêu dùng sau”, phạm vi tiêu dùng giới hạn trong trong số tiền được nạp. 

Thẻ trả trước bao gồm: thẻ trả trước định danh và thẻ trả trước vô danh.

Điểm khác biệt cơ bản giữa 2 loại thẻ này là thẻ trả trước vô danh chỉ được nạp 1 lần đầu và chỉ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ. Số dư trên một thẻ trả trước vô danh không được vượt quá 5 triệu đồng theo quy định hiện hành.

3. Thẻ tín dụng (Credit card)

Thẻ tín dụng có đặc điểm “chi tiêu trước, trả tiền sau”, chủ thẻ có thể giao dịch trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp. Định kỳ hàng tháng, ngân hàng gửi một bảng kê cụ thể các khoản chi tiêu trong tháng trước đó và yêu cầu chủ thẻ thanh toán. 

Nếu thanh toán trước thời hạn ghi trong thông báo, chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thể trả từ từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng.

Các ngân hàng thường phân thẻ tín dụng theo hạng nhằm quản lý đối tượng khách hàng như thẻ chuẩn (Standard), thẻ vàng (Gold), thẻ bạch kim (Platinum)… Chủ thẻ tín dụng có phân hạng càng cao thì được hưởng càng nhiều ưu đãi và dịch vụ chất lượng hơn.

Điều kiện khi mở thẻ ATM

Điều kiện mở thẻ ATM ở các ngân hàng thường đơn giản và tương đồng nhau. Tuy nhiên, thẻ tín dụng sẽ có nhiều điều kiện hơn hai loại thẻ còn lại.

Điều kiện khi mở thẻ ATM ghi nợ

Khách hàng muốn mở thẻ ATM ghi nợ chỉ cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, trên 18 tuổi và có quyền dân sự (một số ngân hàng mở rộng đối tượng là công dân trên 15 tuổi và có người giám hộ hợp pháp).
  • Có chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu.
  • Có tài khoản mở ở ngân hàng phát hành thẻ.

Điều kiện khi mở thẻ ATM trả trước

Khách hàng muốn mở thẻ ATM trả trước chỉ cần đáp ứng điều kiện đơn giản: có chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu. Người mở thẻ không cần có tài khoản ngân hàng, không cần duy trì số dư tối thiểu trong thẻ.

Điều kiện khi mở thẻ ATM tín dụng

Khách hàng muốn mở thẻ ATM tín dụng cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, trên 18 tuổi và có quyền dân sự
  • Có hồ sơ nhân thân rõ ràng: có chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu.  Một số ngân hàng còn yêu cầu thêm sổ hộ khẩu/KT3/Xác nhận tạm trú.
  • Có tài chính ổn định: Tùy quy định ngân hàng có thể yêu cầu xuất trình Hợp đồng lao động/Quyết định tuyển dụng và sao kê tài khoản trả lương/Xác nhận thu nhập…
  • Trường hợp phát hành thẻ có tài sản bảo đảm, cần có thêm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm.

Chức năng của thẻ ATM

Thẻ ATM có những chức năng chính như sau:

  • Sử dụng tại các máy giao dịch tự động (Automated Teller Machine – hay viết tắt là ATM) để rút tiền, chuyển tiền, truy vấn số dư tài khoản. Thông thường, hạn mức rút tiền mặt tại ATM tối đa là 3 triệu đồng/lần giao dịch.
  • Thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ tại những nơi có thiết bị chấp nhận thẻ (như POS). 
  • Thanh toán các giao dịch trực tuyến trên các ứng dụng, các trang thương mại điện tử…(đối với khách hàng có đăng ký internet banking/ mobile banking ở một số ngân hàng).

Tiện ích khi sử dụng thẻ ATM

Khi sử dụng thẻ ATM, khách hàng sẽ có được những tiện ích sau:

Hỗ trợ quản lý tài chính và chi tiêu tốt hơn

Với thẻ ATM, khách hàng có thể dễ dàng truy vấn được số dư tài khoản, sao kê tiêu dùng trong tháng. Do đó, người dùng có thể nhìn được tổng quát về “chiêc bánh tài chính” của mình.

Để phục vụ nhu cầu quản lý tài chính cho khách hàng, hiện nay các ngân hàng đều có thêm dịch vụ mở tài khoản tiết kiệm. Không cần đến ngân hàng, bằng website hoặc ứng dụng, người dùng có thể mở hoặc tất toán tài khoản tại nhà chỉ trong vài phút.

Rút tiền nhanh chóng

Khi có thẻ ATM, khách hàng chỉ mất chưa đến 5 phút để rút tiền trên ATM, không phải đến ngân hàng để làm thủ tục. Đây thật sự là tiện ích tuyệt vời đối với cả khách hàng và ngân hàng.

Với mạng lưới ATM rộng và được bố trí ở những vị trí thuận lợi, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận máy, rút tiền nhanh chóng mọi lúc 24/7.

Hạn chế rủi ro khi sử dụng tiền mặt

Khi sử dụng thẻ ATM, rủi ro một số tiền mặt lớn mang theo bị mất/ cướp sẽ giảm xuống đáng kể. Bởi lẽ giờ đây, chỉ cần mang theo 1 tấm thẻ ATM, khách hàng có thể an tâm khi đi mua sắm, khi tiêu dùng những khoản tiền lớn, hay khi đi du lịch trong và ngoài nước. Tiền tiết kiệm thay vì để ở trong nhà, khách hàng có thể gửi an toàn ở tài khoản ngân hàng.

Giao dịch tiện lợi

Người dùng có thể chuyển và nhận tiền nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh mua sắm không dùng tiền mặt, bạn có thể ngồi tại nhà thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, đặt chỗ trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử hay qua các ứng dụng, website.

Hướng dẫn làm thẻ ATM nhanh chóng

Trước khi bắt tay vào mở thẻ, bạn có thể kham khảo các bước dưới đây để có thể nhanh chóng sở hữu một chiếc thẻ ATM:

Xác định loại thẻ muốn làm

Như đã đề cập, phân theo nguồn tài chính đảm bảo thì thẻ ATM có 3 loại cơ bản: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Ngoài ra, nếu xét về phạm vi sử dụng, thẻ ATM còn được chia thành: thẻ nội địa và thẻ quốc tế.

Do đó, khách hàng cần xác định về nhu cầu sử dụng, phạm vi sử dụng, nguồn tài chính của mình để làm loại thẻ phù hợp.

Xác định ngân hàng

Để làm thẻ ATM, bạn phải đến ngân hàng để làm thủ tục mở tài khoản và phát hành thẻ. Tại nước ta đang có tới 49 ngân hàng đang hoạt động. Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng về biểu phí, gói dịch vụ. 

Khách hàng có thể cân nhắc những tiêu chí sau để lựa chọn: vị trí thuận tiện, số lượng máy ATM trên địa bàn sinh sống, biểu phí và dịch vụ, loại ngân hàng công ty đang liên kết.

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Khi đến ngân hàng làm thẻ ATM, bạn cần mang theo giấy chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu bản gốc.

Trong trường hợp bạn cần mở thẻ tín dụng, ngân hàng có thể yêu cầu mang theo hồ sơ để chứng minh năng lực tài chính hay xác định nhân thân.

Một số lưu ý khi làm thẻ ATM người dùng cần biết

Để sử dụng thẻ an toàn, người dùng cần lưu ý những điểm sau:

Nguyên tắc khi sử dụng

  • Sau khi nhận thẻ ATM, bạn cần kiểm tra thông tin trên thẻ, đảm bảo chính xác với thông tin đã đăng ký.
  • Bạn cần kích hoạt thẻ bằng cách đến ATM của ngân hàng để đổi mật khẩu. Khách hàng không nên sử dụng thông tin cá nhân như: sinh nhật, số điện thoại, số xe… để làm mật khẩu.
  • Luôn bảo mật thẻ trong mọi trường hợp, không tiết lộ số PIN cũng như các thông tin in trên hai mặt thẻ cho bất cứ ai. Để tránh việc lộ thông tin và bị lợi dụng, không ghi mật khẩu lên thẻ hoặc gần nơi để thẻ để tránh việc lộ thông tin và bị lợi dụng.

Cách bảo quản thẻ

  • Không bẻ cong thẻ, gấp thẻ.
  • Từ tính mạnh có thể làm ảnh hưởng dữ liệu trên thẻ, do đó tránh để thẻ gần những thiết bị điện tử có thể phát sóng.
  • Tránh làm xước băng từ ở mặt sau của thẻ.

Những việc cần cẩn thận khi giao dịch tại cây ATM

  • Trước khi thực hiện giao dịch, cần quan sát kỹ cây ATM, đặc biệt tại các vị trí: bàn phím, khe đọc thẻ, camera. Nếu nhận thấy máy ATM có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc có các thiết bị lạ, bạn cần ngừng giao dịch và thông báo ngay cho các ngân hàng qua hotline.
  • Khi nhập mật khẩu PIN, người dùng nên dùng tay che bàn phím. Cần đợi máy chi tiền ra trước khi đi, tránh trường hợp ATM gặp trục trặc, nhả tiền chậm và người khác có thể lấy được số tiền này.

Kết luận

Như vậy, thẻ ATM là mắc xích quan trọng trong hoạt động giao dịch, giữ vai trò then chốt thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có như những kiến thức thú vị xung quanh thẻ ATM.

Gợi ý cho bạn

Quy trình vay ngân hàng theo giấy phép kinh doanh 2025
Quy trình vay ngân hàng theo giấy phép kinh doanh 2025
Vay theo giấy phép kinh doanh là hình thức vay vốn được hỗ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp, công ty để thực hiện vay vốn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của loại
Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất 2025
Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất 2025
Thẻ tín dụng ngày nay đã dần trở nên phổ biến với dịch vụ thanh toán trực tiếp thay cho tiền mặt, bạn hoàn toàn có thể thanh thanh toán cho các dịch vụ trực tuyến, trong và ngoài nước.

Bình luận

Bình luận