Tốc độ sử dụng thẻ ngân hàng ngày càng tăng cao từ nông thôn cho đến thành thị. Song song đó, cũng có rất nhiều thẻ ngân hàng với các tính năng nổi bật khác nhau. Vì thế trước khi sử dụng bạn nên tìm hiểu rõ các loại thẻ ngân hàng để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Vậy thẻ ngân hàng là gì? Có mấy loại thẻ ngân hàng thông dụng hiện nay. Dành ra vài phút đọc bài viết bên dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Thẻ ngân hàng là gì?
Thẻ ngân hàng là một trong những phương tiện thanh toán không dùng đến tiền mặt, phương thức này được ra đời nhằm mua bán hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Thẻ ngân hàng còn là công cụ thanh toán do các ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, các dịch vụ hoặc hình thức rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp tại cây ATM.
Những loại thẻ ngân hàng thường gặp hiện nay
Những loại thẻ ngân hàng thường gặp hiện nay
Có 3 loại thẻ ngân hàng chính phổ biến hiện nay: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước với những tính năng sử dụng và đặc điểm các thẻ hoàn toàn khác nhau.
Có một điểm chung là cả 3 thẻ này đều là thẻ thanh toán, hay thẻ vật lý. Một số ngân hàng hiện nay còn phát hành thẻ ảo (thẻ phi vật lý) chỉ sử dụng qua hình thức giao dịch online như thanh toán trực tuyến mà không biểu hiện dưới hạng thẻ vật lý. Cùng tìm hiểu chi tiết các loại thẻ bên dưới đây giúp bạn dễ phân biệt.
1. Thẻ tín dụng (Credit Card)
Thẻ tín dụng (Credit Card) là một công cụ thanh toán hiện nay mà không cần dùng tiền mặt, cho phép chủ thẻ này chi tiêu trước, và trả tiền sau. Ngân hàng sẽ cung cấp cho chủ thẻ một hạn mức chi tiêu nhất định.
Bạn sử dụng hạn mức mà ngân hàng cấp đó để thanh toán các hóa đơn hàng hóa tại các điểm máy POS hoặc có thể thanh toán khi mua hàng online.
Trên thực tế, đây thực chất là một khoản vay, bạn vay của ngân hàng để thực hiện các chi tiêu trong một hạn mức nhất định cung cấp, sau đó sẽ trả nợ khi đến hạn trả nợ theo quy định. Chính vì vậy, chỉ những người có thu nhập hay chứng minh được khả năng trả được khoản tiền đó cho ngân hàng mới có thể làm loại thẻ này.
Đặc điểm của thẻ tín dụng:
- Các chủ thẻ tín dụng thường được miễn lãi tối đa 45-55 ngày tùy chính sách của từng ngân hàng cung cấp. Tức là từ ngày mua hàng bằng thẻ tín dụng, bạn có tối đa 45-55 ngày không bị tính lãi suất nếu bạn trả đủ số tiền đã dùng từ thẻ. Vượt quá 45-55 ngày này mà chưa thanh toán, bạn phải chịu lãi suất từ 25-30%/ năm trở lên.
- Bạn cần chứng minh được nguồn thu nhập hàng tháng để mở thẻ tín dụng.
- Tuyệt đối không thể chuyển khoản tiền từ thẻ tín dụng (rất ít ngân hàng hiện nay cho phép chuyển khoản, và chỉ chuyển khoản trong hệ thống của ngân hàng cung cấp đó thôi).
- Chủ thẻ tín dụng thường xuyên được nhận các ưu đãi, khuyến mãi.
Khi toàn bộ số tiền phát sinh mà được hoàn trả lại cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu.
Thẻ tín dụng thường là các thẻ quốc tế với tính năng thanh toán trên phạm vi toàn cầu, chỉ có một số ít ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa. Thẻ tín dụng quốc tế có thể là các loại thẻ khác nhau như Visa, MasterCard, JCB, American Express… nhưng tính năng sử dụng hoàn toàn giống nhau.
Thẻ tín dụng cũng có các hạng thẻ dành cho từng nhóm khách hàng:
- Thẻ hạng chuẩn
- Thẻ hạng vàng
- Thẻ bạch kim
Trên thẻ sẽ không có chữ “Credit” giống như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng cũng thường xuyên nhận ưu đãi từ ngân hàng hoặc nhà cung cấp như giảm giá, quà tặng, điểm thưởng, mua hàng ưu đãi…Vì vậy nếu tận dụng tốt thì chắc chắn thẻ tín dụng là thẻ sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều khoản chi phí hàng tháng.
2. Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ ghi nợ là thẻ do ngân hàng cung cấp kèm theo khi bạn mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, cho phép chủ thẻ sử dụng số tiền mà họ có trong tài khoản. Cho phép bạn có thể thanh toán, chuyển khoản, rút tiền mặt tại cây ATM hay thực hiện những giao dịch khác trong phạm vi số tiền của bạn có được.
Nếu bạn có thể mua sắm các loại hàng hóa ngay cả khi không có tiền trong thẻ tín dụng, thì bạn chỉ có thể mua sắm nếu có tiền trong thẻ ghi nợ và là tiền của bạn chứ không phải tiền đi vay từ ngân hàng. Rõ ràng bạn sẽ không phải lo lắng về thời hạn khi thanh toán, lãi suất và các loại phí phạt giống như các loại thẻ tín dụng nhưng lại không có nhiều ưu đãi.
Một số ngân hàng còn phát hành thẻ ghi nợ theo hạng mức thẻ:
- Với các hạng thẻ chuẩn, bạn chỉ cần mang CMND tới chi nhánh ngân hàng để mở tài khoản thanh toán và yêu cầu làm thẻ ghi nợ là được.
- Với các hạng thẻ cao hơn hạng chuẩn bạn có thể phải đảm bảo số tiền gửi tối thiểu trong tài khoản, ví dụ 20 triệu đồng hàng tháng để làm thẻ ghi nợ hạng vàng chẳng hạn.
3. Thẻ trả trước (Thẻ Prepaid)
Bạn sẽ không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ trả trước, thậm chí bạn có thể mua thẻ này tại các chi nhánh mà không cần có CMND. Bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ này và chi tiêu số tiền đó, số tiền trong thẻ cũng chính là giới hạn chi tiêu của bạn. Do đó thẻ được người ta ví như SIM điện thoại.
Thẻ trả trước được phân chia thành các loại thẻ định danh và thẻ không định danh.Trong đó thẻ định danh có đầy đủ thông tin của chủ thẻ và có thể rút bằng tiền mặt tại ATM, thẻ không định danh thì bạn không thể rút tiền tại cây ATM nhưng bạn có thể mua thẻ mà không cần phải có CMND.
Ngoài ra, trong loại thẻ này bạn còn có thể là thẻ trả trước không cần mở tài khoản. Hiện nay, có một số ngân hàng đồng phát hành thẻ ảo, thẻ phi vật lý.
Hầu hết việc mua thẻ ảo của các ngân hàng hiện nay sẽ không mua trực tiếp được tại trang web của ngân hàng đó mà sẽ thông qua các app ứng dụng trên điện thoại, ví điện tử online như Paypal, Momo, Bảo kim, Trustcard.v.v. …. Bạn chỉ cần thực hiện một số bước đơn giản ngay lập tức thông tin của thẻ sẽ được gửi về Email hoặc SĐT của bạn ngay.
Phân loại các loại thẻ ngân hàng
Phân loại các loại thẻ ngân hàng
Hiện nay, mỗi loại thẻ ngân hàng sẽ có những tính chất cũng như cách sử dụng khác nhau và được phân loại dựa trên các đặc điểm bên dưới đây:
1. Theo tính chất của thẻ
Bạn cần có tiền sẵn bên trong mới có thể thực hiện giao dịch được: Thẻ ghi nợ quốc tế (Debit card) và Thẻ ATM, hay thẻ trả trước (Prepaid card).
Khi được chi tiêu trước, trả tiền sau trong một thời gian cho phép và sẽ có một hạn mức nhất định: thẻ tín dụng (Credit card).
2. Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng
Thẻ nội địa: Thẻ ATM
- Bạn có thể rút tiền tại các cây ATM trong nước
- Chỉ mua sắm hạn chế được trên các website ở Việt Nam
- Phí dịch vụ của thẻ này khá rẻ
Thẻ quốc tế:
- Thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, các loại thẻ được phát hành bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Visa, Mastercard, JCB, Western Union,… Phạm vi sử dụng cả trong nước và cả quốc tế
- Có thể rút tiền được tại các cây ATM trên toàn thế giới
- Thoải mái mua sắm trên các website trong nước và quốc tế
- Thẻ phổ biến: thẻ tín dụng (credit card), ghi nợ (debit card) và trả trước (prepaid card)
- Tuy nhiên phí dịch vụ khá cao
3. Theo tính chất kỹ thuật
Thẻ từ:
- Có thể gắn dải băng từ chứa thông tin ở phía mặt sau thẻ.
- Loại: Chỉ có một loại thẻ
- Cấu trúc bên ngoài đơn giản: Thẻ làm bằng nhựa có băng từ ở mặt đằng sau
- Lưu trữ: lưu thông tin thông qua băng từ
- Độ bền: thấp, băng từ dễ bị trầy xước khi sử dụng nhiều
- Lượng thông tin lưu trữ thường ít
- Mức độ an toàn: thẻ này thấp vì băng từ dễ bị làm giả
Thẻ chip:
- Loại: hiện nay có 3 loại là thẻ chip tiếp xúc, thẻ chip phi tiếp xúc, thẻ chip giao diện kép
- Cấu trúc bên ngoài: có tích hợp con chip mặt trước thẻ và băng từ mặt sau thẻ dễ sử dụng
- Lưu thông tin: được nhiều trên cả băng từ và chip
- Lượng lưu trữ: cao vì lưu trữ trên chip có thẻ ghi đè được
- Mức độ an toàn: cao vì được lưu trữ trên cả chip điện tử và băng từ với độ mã hóa cao.
4. Theo tổ chức phát hành
Các loại thẻ ngân hàng này sẽ được phân chia ra thành thẻ do ngân hàng phát hành hay do tổ chức phi ngân hàng phát hành.
Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank card): là những loại thẻ được phát hành trực tiếp thông qua các ngân hàng của Việt Nam.
Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là các loại thẻ được phát hành từ các tổ chức thẻ như Visa, Mastercard, EuroPay, UnionPay, American Express, JCB, …
Tuy nhiên, bạn cũng có thể đã nghe có những thẻ vừa có tên một ngân hàng lại vừa có tên một tổ chức không phải ngân hàng như thẻ Vietcombank Visa. Thẻ này được phát hành có nghĩa là thẻ của Vietcombank phát hành liên kết với hãng thẻ Visa.
5. Theo hạn mức của thẻ
Thẻ ngân hàng được chia ra làm thẻ chuẩn (Classic), thẻ vàng (Gold) và thẻ bạch kim (Platinum)
- Thẻ ngân hàng chuẩn (Classic): có hạn mức tín dụng từ 10 – 50 triệu
- Thẻ ngân hàng vàng (Gold): có hạn mức tín dụng trên 50 triệu
- Thẻ ngân hàng bạch kim (Platinum): có hạn mức có thể lên đến hàng trăm triệu, tùy theo thu nhập của bạn.
Hiện nay, có rất nhiều cách để phân loại các loại thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại, việc phân loại thẻ phổ biến và cũng hay được mọi người biết đến nhất là phân loại theo nguồn tiền mà theo mức tiêu dùng của chủ thẻ bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước.
Bởi lẽ các hình thức phân loại theo những tiêu chí còn lại chủ yếu sẽ đến từ dịch vụ, mức độ được đánh giá, mức độ an toàn thông tin và khả năng cung cấp của các ngân hàng/ tổ chức mà phát hành thẻ.
Còn phân loại theo tiêu chí nguồn tiền tiêu dùng thông thường là cái mà khách hàng chú ý nhất. Chính vì vậy, việc giao dịch thanh toán thì chắc chắn tiền sẽ là thứ quan trọng tất yếu. Nhiều người sẽ quan tâm tiền này lấy từ đâu, từ vốn tự có của bạn hay đi vay để từ đó mới có thể chọn ra loại thẻ phù hợp nhất.
Kết luận
Qua bài viết trên bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về thẻ ngân hàng chưa? Nếu còn điều gì thắc mắc thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này. Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại thẻ và chọn được thẻ phù hợp với bạn nhất.
Bình luận