Lợi tức được hiểu là những khoản tiền lãi thu được khi đầu tư kinh doanh, hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng. Và trên các lĩnh vực khác nhau, lợi tức sẽ có các tên gọi khác nhau. Vậy chi tiết về lợi tức là gì, có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
Lợi tức là gì?
Khái niệm lợi tức
Về bản chất
Lợi tức về mặt bản chất trong lĩnh vực kinh tế chính là những khoản lợi nhuận, lãi thu được khi đầu tư kinh doanh, gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Trong mỗi trường hợp lợi tức lại có tên gọi khác nhau. Ví dụ trong đầu tư chứng khoán lợi tức được gọi là cổ tức, trong gửi tiết kiệm được gọi là tiền lãi, trong kinh doanh là tiền lời,..
Lợi tức là một khái niệm được xem xét dưới hai góc độ khác nhau. Bao gồm góc độ của người cho vay và của người đi vay.
Đối với người cho vay, lợi tức chính là số tiền tăng thêm so với khoản đầu tư vốn ban đầu sau một thời gian nhất định. Và khoảng chênh lệch so với số vốn ban đầu chính là phần lợi tức.
Đối với người đi vay, lợi tức là số tiền trả cho những người cho vay để có thể sử dụng nguồn vốn mà họ cung cấp trong thời gian nhất định.
Trong khoảng thời gian cho vay, người cho vay dễ gặp phải hai rủi ro: người vay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay. Và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoản lợi tức mà người vay đã dự định.
Khoản tiền đi vay (hay bỏ ra để cho vay) ban đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được từ khoản vốn gốc sau một khoản thời gian nhất định gọi là giá trị tích luỹ.
Trong kinh tế chính trị Mác-Lênin
Lợi tức được hiểu là một phần lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay, trả cho tư bản cho vay. Để để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định.
Trong hoạt động kinh doanh
Lợi tức là kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Khoảnh chênh lệch giữa vốn ban đầu của doanh nghiệp so với doanh thu của doanh nghiệp chính là lợi tức.
Trong các hoạt động khác
Đối với hoạt động tài chính lợi tức là số thu lớn hơn của các hoạt động.
- Cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
Đối với hoạt động bất thường, lợi tức là khoản thu nhập bất thường lớn hơn các chi phí bất thường.
- Các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành,..
Lợi tức là một khái niệm vô cùng đa dạng. Vì vậy cần phải nắm rõ lợi tức trong từ vấn đề, để tránh bị nhầm lẫn.
Ý nghĩa của lợi tức
Lợi ích có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Biểu hiện thành tích kinh doanh của doanh nghiệp đó. Là yếu tố để các nhà đầu tư đánh giá trước khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Lợi tức, biểu thị lãi suất nhận được khi gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Để khách hàng quyết định có nên gửi hay là không.
Lợi tức giúp doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh điểm yếu, để khắc phục cải thiện hoạt động kinh doanh.
Các loại lợi tức
Dưới đây là phân loại lợi nhuận/lợi tức, cùng tìm hiểu nhé!
Lợi tức trên chiết khấu ngân hàng
Lợi tức trên chiết khấu ngân hàng, sẽ được tính dựa trên cơ sở chiết khấu ngân hàng. Và trái phiếu của kho bạc đã được niêm yết giá. Nghĩa là tống số tiền mà khách hàng đang nắm giữ trái phiếu được trả khi đáo hạn và nhà đầu tư trả giá thấp hơn để mua nó. Sự chênh lệch giữa hai số đó chính là lợi nhuận/lợi tức.
Khi tính lợi nhuận/lợi tức này, đầu tiên phải chuyển số tiền chênh lệch đó sang tỷ lệ phần trăm hàng năm. Lúc này công thức tính lợi tức là:
((Khoản chiết khấu / Mệnh giá) * 360) / Số ngày còn lại đến khi đáo hạn
Lợi tức theo thời gian nắm giữ
Lợi tức theo thời gian nắm giữ sẽ được tính dựa trên cơ sở thời gian nắm giữ. Ví thế không cần phải nắm chính xác số ngày như cách tính lợi tức chiết khấu ngân hàng.
Khác với các lợi nhuận khác, lợi nhuận này được tính lợi nhuận trên cơ sở thời gian một năm. Không phải vài hằng năm như các loại lợi nhuận khác. Và các khoản lãi hay tiền giải ngân sẽ thanh toán tại thời điểm đáo hạn.
Loại lợi tức này giúp cung cấp cách tính lợi tức chính xác hơn. Đặc biệt là khi có sẵn các cơ hội đầu tư thay thế áp dụng việc tính lãi kép. Lúc này lãi kép chính là lãi thu được từ lãi.
Lợi tức thị trường tiền tệ
Lợi tức thị trường tiền tệ còn được gọi là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi.Đây là chỉ số giúp so sánh lợi tức của trái phiếu kho bạc với lãi từ một công cụ thị trường tiền tệ.
Hiện nay công cụ thị trường tiền tệ niêm yết giá dựa trên cơ sở 360 ngày. Vì thế từ đó lợi tức tiền tệ cũng được tính dựa trên cơ sở 360 ngày. Thông thường các khoản đầu tư này sẽ có thời hạn ngắn. Và cũng được phân loại giống như các khoảng tương đương số tiền.
Tỷ suất lợi tức là gì?
Lợi tức tỷ lệ chính là tỷ số giữa lợi tức thu được so với vốn đầu tư ban đầu, trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Đơn vị thời gian thường dùng chính là năm, tuy nhiên có vài trường hợp đặc biệt, đơn vị thời gian sẽ khác.
Trong lĩnh vực vay vốn thì lợi tức tỷ lệ được hiểu đơn giản là lãi suất cho vay.
Ví dụ:
Bạn vay ngân hàng 20.000.000 đồng trong 1 năm, sau 12 tháng bạn phải trả cho ngân hàng tổng số tiền là 23.600.000 đồng, trong đó 20.000.000 đồng là tiền gốc, 3.600.000 đồng là tiền lãi (Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu).
=> Lãi suất ngân hàng cho vay = 1.950.000/20.000.000 = 0,18 = 18%/năm.
=> Tỷ suất lợi tức = 18%/năm.
Thuế lợi tức là gì?
Thuế lợi tức là một loại thuế trực thu đánh vào lợi tức do các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra. Các đối tượng phải nộp thuế lợi tức theo Điều 1:
Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức. Bao gồm từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ,… Và các hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam. Thì đều phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật Thuế.
Phân biệt lãi suất và lợi tức
Để phân biệt lãi suất và lợi tức, đầu tiên hãy cùng tìm hiểu định nghĩa về lãi suất dưới đây:
Lãi suất được định nghĩa là tỷ lệ mà theo đó số tiền lãi mà người vay phải có trách nhiệm trả cho người cho vay. Tỷ lệ này sẽ dựa vào số tiền cho vay trong hợp đồng ban đầu.
Để dễ hiểu nhất thì lãi suất chính là phần trăm tiền gốc phải trả trong một khoảng thời gian xác định. Một công cụ rất quan trọng của chính sách tiền tệ chính là các mục tiêu về lãi suất. Ngoài ra đây còn là chỉ số quan trọng để tính đến biến số đầu tư, lạm phát hoặc thất nghiệp.
Từ đây chúng ta có thể thấy lợi tức và lãi suất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và để xác định khả năng sinh lãi của nguồn vốn cho vay, sẽ lấy lợi tức với vốn cho vay so sánh với nhau. Từ đó hình thành nên lãi suất tín dụng.
Và lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu được với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định.
Lãi suất tín dụng chính là sự cụ thể hóa của lợi tức tín dụng. Và chính là cái giá của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Mà người vay phải trả cho người cho vay vốn.
Kết luận
Bên trên là những thông tin về lợi tức chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Ở mỗi lĩnh vực lợi tức sẽ có các khái niệm, ý nghĩa và cách tính khác nhau. Qua bài viết trên các bạn có thể nắm chắc kiến thức về lợi ích chưa nào? Hãy để lại câu trả lời xuống dưới nha! Cảm ơn các bạn.
Bình luận