Bước vào hành trang làm sinh viên là bước vào ngày tháng tự lập. Chính vì điều đó, không phải ai cũng biết làm chủ được túi tiền của mình, nhất là những bạn sinh viên nam.
Vậy có cách nào vừa có thể đủ chi tiêu mà còn có thể dư được khoản tiền nho nhỏ cho bản thân không?
Mình có những gợi ý về cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho sinh viên bạn có thể tham khảo ngay.
9 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho sinh viên
Có rất nhiều cách để áp dụng cho sinh viên tiết kiệm tiền nhưng mình thấy những cách bên dưới đây là phù hợp và gần gũi với sinh viên hơn. Các bạn cùng tham khảo nhé.
1. Cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho sinh viên bằng cách giảm chi phí thuê nhà
Thuê nhà, thuê phòng là một trong những chi phí mà các bạn sinh viên mới lên phải trả một khoản không nhỏ. Đây là khoản cố định hàng tháng nên các bạn phải tìm cách tiết kiệm chi phí này đầu tiên.
Ở mỗi trường, đều có kí túc xá cho sinh viên thuộc diện nghèo khó gặp khó khăn về tài chính. Nếu bạn đăng ký ở ký túc xá của trường thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn so với việc bạn phải thuê phòng trọ bên ngoài.
Còn nếu trường hợp bạn không thích ở ký túc xá thì làm cách nào để tiết kiệm tiền cho sinh viên hiệu quả. Khi đó, bạn nên thuê ở những nơi xa trung tâm thành phố chi phí sẽ được giảm đáng kể. Chọn những tuyến đường có xe buýt qua lại để tiện việc đón xe buýt đi làm sẽ tiết kiệm được chi phí.
Bên cạnh đó, khi chọn phòng cần cân nhắc nơi ở an ninh, chủ có đáng tin cậy không, tìm hiểu những người xung quanh trước vì những bạn sinh viên mới lên tìm phòng rất dễ bị lừa. Song song đó, bạn nên tìm những người bạn thực sự đáng tin cậy, ở cùng quê để chia sẻ tiền nhà để giúp bạn có thể tiết kiệm được tiền hơn.
2. Có thể tiết kiệm tiền bằng cách sinh viên không thi rớt môn
Khi mới lên đại học, các bạn thường hay bị sao nhãng việc học dẫn đến nợ môn là cách dễ dàng. Người ta hay bảo nhau rằng sinh viên phải nợ một môn mới đúng là sinh viên. Tuy nhiên mình thấy việc nợ môn vừa mất thời gian của các bạn mà còn tốn nhiều tiền cho việc học lại môn một khoản không hề nhỏ.
Chính vì vậy, hãy cố gắng ưu tiên tuyệt đối cho việc học để kết quả học tập cao, thi qua môn điểm cao cũng giúp bạn có cơ hội đạt học bổng giúp bạn có thêm khoản tiền tiết kiệm, chi tiêu cho những điều cần thiết hơn.
3. Giảm các khoản chi tiêu không cần thiết
Bạn đã lập kế hoạch chi tiêu ngay từ đầu khi mới nhận tiền của ba mẹ chưa. Nếu như không lập ra bạn phải “làm bạn thân” với những gói mì vào gần cuối tháng đấy.
Chính vì vậy, việc nhận tiền đi đôi với việc phân bổ chi tiêu cả tháng cho hợp lý để tránh được những khoản chi tiêu không cần thiết.
Bạn nên chi tiêu cẩn thận không nên “vung tay” vào những thứ không cần thiết sẽ khiến bạn nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu thốn, nợ nần chồng chất dễ rơi vào “vòng xoáy nợ nần”.
4. Học bằng sách cũ và tài liệu của anh chị đi trước
Chi phí mua sách giáo khoa mới hay sách photo cho các bạn sinh viên cũng khá là tốn kém. Theo như mình tìm hiểu, thường trên trường có group của khoa, các anh chị khóa trước sẽ chia lại hoặc tặng lại những bạn khóa dưới những sách đã học qua. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền khá lớn đấy.
Đây là cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho sinh viên mà bạn nên làm vì sách hay tài liệu thường chỉ sử dụng dài nhất trong 3 tháng.
5. Nấu ăn ở nhà là cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho sinh viên
Nấu ăn ở nhà là cách tiết kiệm tiền hiệu quả
Khám phá những món ăn mới lạ của sinh viên mới bắt đầu đi học là điều không hề xa lạ. Chính vì điều đó, bạn cũng phải cân nhắc giữa việc ăn uống bên ngoài và ăn ở nhà sao cho tiết kiệm và hợp vệ sinh để bảo đảm sức khỏe.
Một bữa ăn nhỏ do chính bạn chuẩn bị, có thể sẽ đơn giản sẽ nhưng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền so với việc bạn ăn ngoài mỗi ngày. Hơn thế nữa, bữa ăn cũng đảm bảo vệ sinh hơn. Đừng để thói quen ăn uống không làm mạnh có thể dẫn đến bệnh tật và sau đó là bạn phải tiêu nhiều tiền hơn.
Tuy lúc mới đầu tư mua bộ nấu nướng có vẻ hơi tốn kém nhưng về sau rất tiện cho bạn đấy. Đồng thời giúp cho những bạn đó giờ không có thói quen nấu ăn hoặc không thích nấu ăn có thể rèn luyện vững đấy.
6. Lên thư viện để tiết kiệm điện
Lên thư viện để tiết kiệm điện
Sinh viên đi ở trọ sẽ khó có thể chịu được cái nắng nóng của mùa hè nhất là những bạn vùng cao chưa quen với việc thay đổi nhiệt độ, tiền lắp điều hòa không có. Vậy bạn sẽ làm thế nào để tránh nóng?
Hãy lên thư viện của trường ngay vừa có quạt mát, điều hòa lại wifi miễn phí hơn thế nữa đây là môi trường cực kỳ tốt giúp cho bạn có tinh thần học tập hiệu quả. Bạn vừa học tốt, vừa tiết kiệm được khoản tiền điện nho nhỏ thì tội gì không lên thư viện ngay.
Hầu hết thư viện trường nào cũng có thể cho bạn mượn giáo trình cùng rất nhiều tài liệu tham khảo.
7. Đi làm thêm để tích lũy tiết kiệm tiền hiệu quả cho sinh viên
Đặt chân lên một nơi mới, đến với những môi trường mới chắc chắn sẽ có nhiều cám dỗ đối với bạn hơn. Việc chi tiêu từ đó có những chi phí phát sinh cũng khác hơn so với cuộc sống ở quê. Chính vì vậy việc đi làm thêm là điều đầu tiên các bạn trẻ thường nghĩ đến để trang trải cuộc sống.
Không ai phủ nhận lợi ích của việc làm thêm những bạn hay chọn những nơi đáng tin cậy. Vì các bạn sinh viên mới lên rất dễ bị nghe lời dụ ngọt từ những công ty mà người ta hay gọi là “đa cấp. Nên cẩn thận trong lúc tìm việc nhá.
Bên cạnh đó, cái chính vẫn là đi học nên các bạn không để công việc ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập nhé. Đến lúc có thêm thu nhập thì bạn cần phải có khoản chi tiêu sao cho hợp lý. Đừng nên bỏ tiền vào những việc vô bổ mà hay tạo một tài khoản tiết kiệm cho bản thân sau này.
8. Mua sắm có kế hoạch
Mua sắm có kế hoạch
Khi mới đặt chân lên những nơi xa lạ như các thành phố lớn sẽ có nhiều điều “cám dỗ” dễ đánh lừa bạn. Hãy tìm hiểu trước và cố gắng kìm nén cho những năm học sắp tới. Bạn cần lên kế hoạch mua món đồ mình “cần” chứ không phải là món đồ bạn “muốn” rồi lâm vào cảnh nợ nần.
Bên cạnh đó, theo dõi những dịp khuyến mãi hoặc đi siêu thị và mua những món hàng có ưu đãi tốt. Đặc biệt, luôn đặt vấn đề phục vụ học tập lên hàng đầu.
Các cửa hàng bán đồ dùng, thiết bị thiết yếu cho việc học như các cửa hàng bán laptop, văn phòng phẩm, nhà sách,… vẫn thường có ưu đãi dành riêng cho sinh viên, hãy tận dụng những ưu đãi này sẽ giúp bạn chi tiêu cho hợp lý.
9. Biết tạo ra một ngân sách cho bản thân
Nếu bạn không tích lũy được một ngân sách, bạn sẽ không nhớ chi tiêu bao nhiêu cho từng hạng mục, như ăn ngoài, hoặc xem phim. Nếu bạn không có một tài khoản chính xác bạn sẽ không theo dõi bạn đã chi tiêu bao nhiêu tiền. Điều quan trọng là ngay từ lúc nhận tiền bạn hãy lập kế hoạch cho chi tiêu cho bản thân sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất.
Kết luận
Hãy bắt đầu ngay khi mới làm sinh viên sau này còn tạo cho bạn một thói quen tốt để tiết kiệm nữa đấy. Đây là những cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho sinh viên mà mình đã áp dụng qua đã giúp mình có một khoản tiết kiệm nho nhỏ từ thời sinh viên.
Bình luận