Hiểu rõ phát mãi tài sản là gì sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được với các khoản vay. Đồng thời tránh việc tài sản thế chấp bị thu hồi.
Phát mãi tài sản là gì?
Phát mãi(phát mại) tài sản là thuật ngữ được dùng nhiều trong ngành tài chính ngân hàng. Vì thế không phải ai cũng hiểu phát mãi tài sản là gì. Phát mãi tài sản thực chất là quá trình bên nhận thế chấp(là ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) công bố và bán tài sản bảo đảm của bạn.
Việc công bố này được tiến hành công khai theo quy định của pháp luật. Từ đó để thanh toán khoản nợ bạn đã vay nhưng không có khả năng chi trả. Tài sản phát mãi chính là tài sản bạn mang ra thế chấp để vay khoản nợ. Theo đó, tài sản thế chấp có thể là động sản, bất động sản.
Có thể hiểu đơn giản, phát mãi chính là biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ của bên vay. Thủ tục xử lý tài sản này được quy định rất rõ trong các điều khoản hợp đồng khi bên cho vay và bên vay ký kết.
Pháp luật quy định như thế nào về phát mãi tài sản?
Tại điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa rất rõ thông tin phát mãi tài sản là gì và quy định cụ thể về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Trong các hợp đồng thế chấp dân sự, việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ được quy định tại một mục riêng. Theo đó, việc xử lý tài sản sẽ dựa trên căn cứ pháp luật.
Trường hợp hai bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản đảm bảo. Dựa trên quy định tài sản sẽ được bán đấu giá. Bên cạnh đó chủ thể được quyền phát mãi, thời gian phát mãi cũng được quy định rõ.
- Chủ thể: Khi tìm hiểu phát mãi tài sản là gì, việc nắm rõ chủ thể được quyền phát mãi là rất quan trọng. Theo đó, chủ thế phát mãi tài sản là bên cho vay, có thể là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
- Thời điểm phát mãi: Tài sản thế chấp chỉ bị phát mãi khi bên vay (bên thế chấp) không thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng. Lúc này bên cho vay có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để tiến hành phát mại.
Trường hợp bên thế chấp đồng thuận, bên cho vay sẽ được quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục đấu giá theo quy định. Tuy nhiên nếu bên vay không tự nguyện bàn giao tài sản, bên cho vay có thể khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp.
Các phương pháp phát mãi tài sản
Cùng với việc hiểu rõ phát mãi tài sản là gì, bạn cũng cần nắm được các phương thức phát mãi phổ biến. Theo đó, tại điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ các phương thức phát mãi tài sản gồm:
- Bán đấu giá tài sản.
- Bên nhận bảo đảm(bên cho vay) tự bán tài sản theo trình tự của pháp luật.
- Bên cho vay nhận chính tài sản để thế chấp thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay.
- Hoặc các phương thức khác.
- Trường hợp không quy định rõ hoặc thỏa thuận cụ thể về phương thức xử lý tài sản thế chấp, tài sản sẽ thế chấp sẽ được công bố bán đấu giá.
Điều 302 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định, bên thế chấp có quyền nhận lại tài sản bảo đảm. Nếu trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, bên thế chấp thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình đối với bên cho vay.
Đồng thời, thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì được quyền nhận lại tài sản. Vì thế, trong trường hợp không muốn xử lý tài sản đảm bảo, bạn nên chủ động thực hiện nghĩa vụ với bên cho vay.
Trình tự và thủ tục phát mãi tài sản thế chấp chi tiết
Mặc dù đã hiểu rõ phát mãi tài sản là gì nhưng bạn không thể bỏ qua trình tự và thủ tục xử lý tài sản. Theo đó, bên nhận tài sản thế chấp phải đảm bảo thực hiện đầy đủ theo trình tự khi tiến hành phát mãi tài sản. Thủ tục xử lý tài sản thế chấp được quy định rất rõ trong Bộ luật Dân sự 2015.
Bước 1: Thông báo việc xử lý phát mãi tài sản
Tại điều 300, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thông báo xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, trước khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm(bên cho vay) phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Văn bản thông báo phải được gửi trước thời gian xử lý tài sản và trong một thời gian hợp lý. Nội dung văn bản cần bao gồm các nội dung:
- Ghi cụ thể lý do tài sản bị xử lý.
- Mô tả chi tiết về thông tin tài sản(trường hợp tài sản bị hư hỏng, giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị cần nêu rõ).
- Các nghĩa vụ được bảo đảm.
- Thông tin cụ thể về địa điểm xử lý tài sản. Đồng thời nêu rõ thời gian, phương thức xử lý tài sản.
Trường hợp bên cho vay không có thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm. Đồng thời gây thiệt hại thì bên cho vay phải bồi thường cho bên thế chấp và các bên cùng nhận tài sản thế chấp khác.
Bước 2: Định giá chi tiết giá trị tài sản thế chấp
Định giá tài sản thế chấp là việc không thể bỏ qua khi phát mãi tài sản. Cùng với việc giải thích cụ thể phát mãi tài sản là gì, tại Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về việc định giá này. Theo đó, định giá tài sản phải đảm bảo tính khách quan và phù hợp với giá thị trường.
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền tự thỏa thuận về giá trị tài sản. Hoặc cũng có thể định giá thông qua tổ chức định giá chuyên nghiệp. Nếu tổ chức định giá có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho bên bảo đảm hay bên nhận bảo đảm. Lúc này tổ chức định giá sẽ phải bồi thường thiệt hại.
Bước 3: Bán tài sản thế chấp
Bán tài sản thế chấp được tiến hành khi hai bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cụ thể. Quá trình bán tài sản phải đảm bảo công khai, minh bạch gồm các nội dung cụ thể:
- Tên tài sản đấu giá.
- Chi tiết tên tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá(địa chỉ cụ thể).
- Thời gian bán đấu giá tài sản, địa điểm đấu giá.
- Thời gian và địa điểm chính xác đăng ký tham gia buổi đấu giá.
- Điều kiện, cách thức đăng ký đấu giá.
- Công bố giá khởi điểm của tài sản và số tiền người tham gia đấu giá cần đặt trước.
Sau khi tài sản bán đấu giá được xử lý xong. Bên có quyền xử lý tài sản phải tiến hành thủ tục để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua.
Bước 4: Xử lý số tiền từ việc xử lý phát mãi tài sản
Khi tìm hiểu phát mãi tài sản là gì, điều rất được quan tâm đó là số tiền từ việc phát mãi được xử lý thế nào. Điều này được quy định rất rõ tại Điều 307 Bộ luật Dân sự 2015. Sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp, tiền thu được sẽ thanh toán theo thứ tự ưu tiên.
Sau khi thanh toán các chi phí, số tiền có thể lớn hơn giá trị nghĩa vụ được đảm bảo. Trường hợp này số tiền chênh lệch sẽ được trả cho bên bảo đảm. Nếu số tiền còn lại nhỏ hơn, bên bảo đảm phải thực hiện nốt phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Bước 5: Chuyển quyền sở hữu cho người kế sở hữu sau khi phát mãi
Khi tài sản bảo đảm được xử lý, cần tiến hành chuyển quyền sở hữu cho người kế sở hữu. Theo quy định của pháp luật, khi chuyển quyền sở hữu cần có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu. Với tài sản thế chấp đã phát mãi, hợp đồng mua bán, thế chấp được dùng để thay thế cho văn bản này.
Tất cả thủ tục chuyển quyền sở hữu sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật. Sau đó, người nhận chuyển quyền sở hữu sẽ được đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
Những thông tin về phát mãi tài sản là gì được Taichinhz tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín. Hy vọn giúp ích cho bạn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp. Nếu cần tư vấn thêm đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Bình luận