Hoán đổi tiền tệ chéo là một phần quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các công ty. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ CCS là gì? Và nó có những đặc điểm quan trọng nào?
Trong bài viết dưới đây, Taichinhz sẽ cùng bạn giải đáp tất cả thắc mắc trên. Mặt khác, thông tin về điều kiện và thủ tục cần thiết để tham gia CCS cũng được đưa ra.
CCS là gì?
CCS(Cross Currency Swap) là thỏa thuận pháp lý giữa những bên tham gia hoạt động giao dịch. Khái niệm này cũng được định nghĩa trong khoản 3 điều 6 thông tư số 01/2015/TT-NHNN.
Theo đó, hợp đồng phái sinh lãi suất được ký kết giữa khách hàng với ngân hàng nước ngoài hoặc thương mại. Khi tới kỳ hạn, các bên tham gia cần thanh toán cho đối phương theo thỏa thuận. Và lãi suất sẽ tính bằng hai loại tiền tệ khác biệt, dựa trên số vốn danh nghĩa.
Người giao dịch có thể lựa chọn trao đổi toàn bộ/từng phần giá trị của khoản vốn ban đầu hoặc không. Tỷ giá CCS cần tuân thủ những quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nó được thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng và trong từng giai đoạn cụ thể.
Khi hoán đổi ngoại tệ chéo, các doanh nghiệp có thể hạ thấp chi phí vay vốn. Từ đó phát triển hoạt động kinh doanh ở cả trong nước và trên thế giới.
Những lợi ích của CCS là gì?
Đến đây hẳn bạn đã hiểu được CCS là gì? Vậy nó có vai trò như thế nào trong giảm thiểu rủi ro kinh doanh? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây:
- Hạn chế các nguy cơ liên quan đến lãi suất trong giai đoạn trung hạn và dài hạn.
- Thông qua việc đánh giá xu hướng thị trưởng để giảm bớt tối đa chi phí về vốn hoặc cơ hội thu lãi. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể khai thác tốt nhất dòng tiền lưu chuyển.
- Ngăn chặn những rủi ro biến động giá. Bởi lãi suất đã được thỏa thuận và cam kết tại lúc ký kết hợp đồng.
- Hoạt động cân đối tài sản và tái cơ cấu dòng tiền đơn giản hơn.
Đặc điểm nổi bật của hoán đổi ngoại tệ chéo
Trước khi quyết định tham gia hoạt động hoán đổi ngoại tệ chéo, bạn cần hiểu rõ 5 đặc điểm sau:
- Việc trao đổi số tiền gốc tại cuối mỗi kỳ luôn diễn ra.
- Xác định khoản tiền gốc đối ứng theo tỷ giá xác định vào lúc ký hợp đồng.
- Thỏa thuận lãi suất ngay tại thời điểm ký kết.
- Hạn mức tín dụng là yêu cầu bắt buộc.
- Nguy cơ rủi ro về tỷ giá tiền vốn và lãi được ngăn chặn tối đa.
Điều kiện để tham gia CCS
Hiện nay, các tiêu chí dành cho chủ thể tham gia CCS đã được quy định rất rõ ràng và chặt chẽ. Trong trường hợp đối tượng là 2 công ty tài chính, thì không cần đưa ra chứng từ xác minh mục đích dùng ngoại tệ.
Những khách hàng cá nhân được phép tiến hành một số hoạt động giao dịch như:
- Thu mua ngoại tệ đối với những trao đổi giao ngay tại thời điểm đó.
- Giao dịch có kỳ hạn.
- Hoán đổi/có quyền chọn mua các loại ngoại tệ khác nhau.
Như vậy, làm thế nào để phân biệt giữa tổ chức tín dụng và khách hàng? Bạn có thể theo dõi bảng phân biệt dưới đây để hiểu rõ hơn:
Đối tượng | Ví dụ |
Tổ chức tín dụng | Ngân hàng thương mại.Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được cấp phép cung ứng, kinh doanh và trao đổi dịch vụ ngoại hối.Tổ chức tín dụng phi ngân hàng. |
Khách hàng | Tất cả cá nhân, người hiện đang cư trú/không cư trú.Tổ chức kinh tế(đã được cấp phép hoặc không). |
Thủ tục tham gia CCS
Nếu bạn đang có ý định hoán đổi ngoại tệ chéo, vậy hãy ghi nhớ ngay 5 loại giấy tờ quan trọng sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép thành lập. Trong đó cần đảm bảo đầy đủ thông tin như: tên tuổi, số điện thoại liên lạc, địa chỉ Fax, người phát ngôn/đại diện cho mỗi bên.
- Bản mẫu con dấu và chữ ký của người giao dịch, người giữa thẩm quyền ký kết hợp đồng.
- Giấy hướng dẫn thành toán.
- Hồ sơ và báo cáo về tài chính, kiểm toán mới nhất của doanh nghiệp.
- Các hợp đồng tín dụng, mua/thuê tài chính và hồ sơ có ảnh hưởng tới lãi suất hoán đổi.
Ngay khi hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp có thể liên lạc tới ngân hàng. Và sau đó những hướng dẫn đăng ký CSS là gì sẽ được cung cấp cụ thể hơn.
Hoán đổi tiền tệ là một trong những hoạt động quan trọng đối với doanh nghiệp. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được CCS là gì cũng những vấn đề liên quan. Và đừng quên đến với Taichinhz nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều chủ đề khác nhé!
Bình luận